Để nói chi tiết về các loại nang, xơ tuyến vú thì mấy trang giấy cũng chẳng đủ. Tây Y đã nghiên cứu vấn đề này rất chi tiết, bởi số lượng phụ nữ gặp phải là rất nhiều. Thống kê không đầy đủ, thì cứ 10 người phụ nữ trên 40 tuổi thì sẽ có 2-3 người bị u nang hoặc u xơ lành tính. Mà lành tính không có nghĩa là không có vấn đề gì. Đó là dấu hiệu tắc nghẽn của hệ thống nội tiết và trao đổi chất trong cơ thể.

Đây là vấn đề riêng của chị em, bởi tuyến vú của phụ nữ là nơi có nhiệm vụ tạo sữa nuôi con. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ nhỏ, và tất nhiên đây cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất trên thế gian. Để điều hoà hoạt động tạo sữa này, cơ thể phải sử dụng tới những “người đưa thư” đặc biệt, tức là các nội tiết tố. Có nghĩa rằng, không phải người mẹ cứ bảo tạo sữa đi, ra sữa đi, thì sữa sẽ tiết ra. Mà quá trình này phụ thuộc vào hệ thần kinh thực vật, dựa trên các kích hoạt vật lý và tâm lý, chứ không đơn thuần là theo ý muốn của người mẹ.

Chính vì cơ chế này, nên người phụ nữ trong thời gian nuôi con cần huy động 1 lượng lớn nội tiết, khiến cơ thể dễ bị rối loạn các hoạt động khác. Đầu tiên chính là chuyện nguyệt san. Sau đó là tới vấn đề về giấc ngủ, tâm lý, … Chưa hết, dù quá trình này kết thúc, tức là cai sữa cho con, thì cơ thể người mẹ cũng cần 1 thời gian rất dài để phục hồi sự cân bằng của hệ thống nội tiết.

Trong xã hội hiện đại, phụ nữ phải chịu áp lực về mặt tâm lý, do đó, khả năng phục hồi về nội tiết tố cũng chậm hơn nhiều. Chưa kể các yếu tố về thực phẩm và môi trường sống kém chất lượng. Do đó, các vấn đề phát sinh do tắc nghẽn hệ thống thải độc, tích tụ chất bẩn, lâu ngày hình thành các loại u xơ, u nang là rất phổ biến.

Quay trở lại, ở trên tôi có nói, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, mà ai cũng biết, rằng chất gì càng giàu dinh dưỡng, càng dễ bị hư hỏng, bởi các loại vi khuẩn rất thích chúng. Do vậy, kết hợp yếu tố rối loạn nội tiết tố, nên phụ nữ có con, bước vào giai đoạn sau 30 tuổi, rất dễ xuất hiện các khối nang. Bản chất khối nang là chất dịch bị hư, không loại bỏ được, tích tụ ở trong ngực. Các khối nang này nếu để lâu thì có thể chuyển thành các khối xơ cứng, hoặc thành K vú 1 ngày nào đó.

Với phụ nữ dù không sinh con, hoặc sinh con mà không cho con bú thì cũng không có nghĩa là giảm được rủi ro có u nang. Bởi theo cấu tạo sinh học, trong ngực của chị em luôn có sẵn các tuyến sữa để chuẩn bị cho việc tạo sữa và dự trữ sữa sau khi sinh con. Đây cũng các các nơi rất dễ bị ứ đọng độc tố mà hình thành u nang, u xơ.

Nhiều người nhắn hỏi tôi tư vấn về chuyện này, thì việc đầu tiên tôi khuyên chị em là cần dành thời gian đi kiểm tra cụ thể xem mức độ u hiện tại. Có người sờ thấy nhỏ thì chủ quan, nghĩ rằng chẳng cần kiểm tra, nhưng rồi đó lại phát triển thành K vú. Có người sờ bị to nhưng lại là xơ lành tính, nên không phải can thiệp gì nhiều.

Ở đây, tôi có 1 số lời khuyên để chị em phụ nữ chủ động ngừa u nang, u xơ tuyến vú, cũng như tự xử lý nếu là các nang, xơ lành tính:

1. Bên trong

– Khơi thông con đường nội tiết trong cơ thể

– Chăm sóc giấc ngủ

– Định kì thanh lọc huyết, bổ huyết.

– Dưỡng Gan

– Bớt suy nghĩ quá nhiều

2. Bên ngoài

– Tự mát-xa ngực mỗi ngày

– Hít thở sâu bằng bụng

– Tập bài vảy tay dịch cân kinh để tăng lưu thông khí huyết qua ngực

Về thực phẩm dưỡng sinh, nếu đang có u nang, u xơ loại nhỏ, lành tính, thì tham khảo trà đu đủ tiêu u viêm kết hợp cùng bổ huyết plus để thanh lọc 1 cách tự nhiên.

Ai cần tư vấn thêm, nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây