Cái “góc” con người

Mái tóc là điểm nhấn của ngoại hình. 1 mái tóc dày, mượt là ước mơ của tất cả chúng ta, cả nam và nữ. với chị em, mái tóc còn là cá tính, là nơi thể hiện bản thân, nên còn quan trọng hơn cả.

Không phải ngẫu nhiên mà sau mỗi lần cơ thể hao tổn khí huyết (ốm lâu ngày, bệnh) hoặc như chị em là sinh nở xong, thì tóc sẽ bị xấu và rụng đi nhiều.

Ở góc độ y học, mái tóc là tấm gương của sức khỏe thận. Do đó, như 1 bài viết tôi đã nói, cái răng cái tóc là GỐC con người. Gốc ở đây chính là tấm gương phản phiếu sức khỏe thận.

Theo Tây Y, thận là cái máy lọc huyết. Còn theo Đông Y, lọc huyết chỉ là 1 công việc của Thận. Nhiệm vụ chính của thận là sinh “khí” cho cơ thể. Khí, hiểu đơn giản là năng lượng sinh học của con người.

Khí có khí âm khí dương, chúng tương hỗ và chế ước điều hòa lẫn nhau. Khí âm khí dương điều hòa, sản sinh ra tinh tủy. Tinh tàng ở thận, thực hiện chức năng sinh lý. Tủy tàng ở cột sống và thông lên não, rồi từ đó sản sinh ra huyết mới cho cơ thể. Huyết từ tủy sinh ra sẽ tới tàng ở Gan. Ở Gan, huyết sẽ được bổ sung các loại chất cần thiết, rồi được gan phân phối đi khắp cơ thể.

Huyết sau khi đi nuôi cơ thể, thì phần dư (huyết dư) sẽ được chuyển hóa thành nang tóc mới. Nên trong Đông Y, tóc được là phần dư của huyết, và có cái gốc từ thận. Do vậy, mà nói rằng, Tóc là tấm gương phản chiếu sức khỏe Gan và Thận, và cũng chính là cái Gốc cho sức khỏe con người.

Quay lại, vì mái tóc là điểm nhấn của ngoại hình, là nơi thể hiện cá tính, con người bên trong, nên nhiều chị em quá tập trung và việc làm cho mái tóc đẹp: nào nhuộm, nào uốn, nào xoăn,… mà quên sự chăm sóc nuôi dưỡng sâu bên trong, đó chính là DƯỠNG HUYẾT.

1. Thanh lọc huyết

Để huyết dễ dàng lưu thông, cần phải đảm bảo có đủ nước và không quá nhiều mỡ xấu. Nhiều người làm Đông Y khuyên chỉ uống nước khi khát, uống nhiều nước hại thận. Tôi thì không đồng ý với quan điểm này.

Lối sống xã hội thay đổi, trước đây, con người làm việc chân tay nhiều, nên cảm giác khát sẽ thường xuyên. Thành ra không phải nhắc nhở uống đủ nước. Còn ngày nay, khi lối sống ít vận động hơn, lại làm việc thường xuyên trong phòng máy lạnh, khiến cơ thể vẫn mất nước nhưng lại không khát.

Khi cơ thể mất nước, nó sẽ lấy nước từ đại tràng, khiến phân rắn, dễ táo. Ngoài ra, theo tôi, nước ở đại tràng có thể mang theo các loại chất độc, nên thường xuyên để cơ thể phải lấy nước từ đại tràng sẽ có nguy cơ nhiễm độc tố.

2. Dưỡng tỳ vị

Tỳ vị, đường ruột, là suối nguồn khí huyết. Trong Đông Y, tỳ vị chính là cái gốc của khí hậu thiên, phân biệt với khí tiên thiên. Khí tiên là sức khỏe của bố mẹ cho, hiểu nôm na là gen, còn khí hậu thiên là sức khỏe do mình tích lũy được.

2 loại khí này sẽ bổ trợ cho nhau. Có người sinh ra khỏe mạnh, cũng có người sinh ra đã yếu ớt, nhiều bệnh. Tuy nhiên, người biết chăm sóc đường ruột, nuôi dưỡng tỳ vị thông qua thực phẩm và cách ăn uống, thì hoàn toàn có thể khỏe mạnh lâu dài.

Ở đây, tôi xin lưu ý với những ai gặp vấn đề tỳ vị như viêm loét, trào ngược, đầy hơi,… thì cần xử lý trước hết, rồi dưỡng gì thì mới dưỡng.

3. Ấm thận mát gan

Nói tới khí huyết là phải nhắc tới 2 nơi: Thận và Gan. Trong đó, thận cần ấm để sinh khí, Gan cần mát để thực hiện việc thanh lọc huyết và tàng huyết, phân phối huyết đi các cơ quan.

Có thể tham khảo bộ đôi ích khí khang và trà mát gan giúp tôi.

Bài đã dài, ai cần thông tin nhắn thôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây