Nước truyền nhiệt nhanh gấp vài chục lần không khí, có nghĩa là tiếp xúc với nước lạnh trong 1 giờ, thì có thể tương đương với việc bị lạnh cả ngày.

Nói điều này để thấy, mấy ngày nay miền Bắc mưa liên miên, tuy không gọi là lạnh, nhưng với mức nhiệt khoảng 20 độ, nếu ngấm qua nước mưa vào người, cũng có thể nhanh chóng ngấm vào, đầu tiên là phổi, tiếp đến là thận, là 2 nơi dễ bị lạnh nhất.

Sau lũ lụt, thường có dịch bệnh. Tây Y nói đó là do vấn đề vệ sinh. Còn dưới góc nhìn Đông Y, thì do hàn khí và tà khí. Tuy lý giải có chút khác nhau, nhưng cái gốc vấn đề vẫn là, sau mưa lũ nhiều ngày, cơ thể bị suy giảm đề kháng, dẫn tới các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập làm tổn thương ngũ quan bên trọng mà sinh bệnh.

Để phòng ngừa, không gì hơn là nâng cao sức khoẻ, giúp cơ thể giữ ấm cả bên trong và bên ngoài, đảm bảo đủ sức chống đỡ qua đợt này.

Tôi có mấy lời khuyên sau

1. Giữ ấm bên trong

Uống nước ấm, đó là cách đơn giản nhất. Cho cháu nhỏ uống nước ấm cả ngày. Để tốt hơn, dùng thêm mật ong nguyên chất hoặc mật ong lên men thảo dược càng tốt. Pha 1 thìa café nhỏ, kèm 1 ly nước ấm 50ml. Ngày uống 7-8 lần. Cứ cách 1-2h là cho uống, không đợi để khát.

Đây chính là cách giữ cho tỳ vị, suối nguồn khí huyết, được ấm áp, đủ nhiệt lượng sản sinh khí cho cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch trong đường ruột được khoẻ mạnh.

Trong nhà nên có sẵn phích nước giữ nhiệt để lúc nào cũng có nước nóng để uống. Lưu ý, kể cả mùa nóng cũng cứ uống nước ấm. Vì ho sốt là cơ thể đang thiêu dương khí, cần bổ sung.

2. Giữ ấm bên ngoài

Trên cơ thể, lòng bàn tay và lòng bàn chân là cánh cổng kết nối đến hệ thống kinh mạch bên trong. Do đó, thông qua bàn chân và bàn tay, truyền nhiệt lượng, các nội quan sẽ nhận được năng lượng để tăng cường đề kháng.

Ngâm chân nước nóng, xoa bóp tay chân, kết hợp đi dép sỏi mát-xa lòng bàn chân, chính là cách chủ động giúp hệ thống huyệt đạo của cơ thể được lưu thông, dẫn khí huyết tới khắp các ngõ ngạch, tăng cường khả năng phòng ngừa và đẩy lui hàn lạnh.

3. Giữ ấm phòng ngủ

Giữ ấm phòng ngủ sẽ giúp cơ thể có luồng khí thở ấm áp, từ đó nhanh chóng phục hồi hệ hô hấp.

Cách làm ấm phòng ngủ tốt nhất là xông tinh dầu. Dùng các loại đèn xông thông thường là được. Kết hợp tinh dầu quế, gừng, tràm,… các loại có tính ấm và sát khuẩn.

Hoặc áp dụng phương pháp xông phòng với bồ kết, tỏi và ngải cứu mà tôi vừa chia sẻ.

Cuối cùng, có thể tham khảo Ích Khí Khang và MOLM gừng chanh tỏi giúp tôi.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em và văn bản

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây