gai xương

Gai xương thì nhiều người đã biết. Rằng ở 1 số vị trí như khớp gối, cột sống, tự dưng có đâu mọc lên 2 cái gai, khiến việc vận động, đi chuyển rất đau. Ngày trước, thường người ngoài 50, 60 mới thấy có. Nhưng tôi quan sát, càng ngày, càng nhiều người trẻ có vấn đề về xương khớp như này.

Hẹp ống sống thì lạ hơn, đó là hiện tượng chẹn dây thần kinh khu vực tủy sống, khiến thông tin dẫn truyền gặp trở ngại, đặc biệt là tay chân, cột sống, cổ vai gáy, với các hiện tượng như:

– Đau âm ỉ phần lưng dưới

– Đau thần kinh tọa

– Cảm giác nặng nề chân tay, thỉnh thoảng đang ngồi tự dưng có chuột rút

– Tê, ngứa ran như có kim châm ở tay, chân, lòng bàn tay, bàn chân.

Tại sao tôi lại xếp 2 vấn đề trên cùng 1 loại, bởi nguyên nhân chung là: thiếu canxi !

Nghe thật lạ, bởi gai xương thì cái gai có nguồn gốc canxi, hay hẹp ống sống, thì do canxi cặn tích tụ, làm chặn nguồn thông tin của tủy sống đó chứ. Vậy nên logic phải là thừa canxi chứ?

Thậm chí, thực tế đã có nhiều người gặp vấn đề và hiện tượng như trên, đi kiểm tra máu thì thấy nồng độ canxi trong huyết cao hơn bình thường, có khi nhiều lần, nên còn bị kê đơn thuốc hạ canxi ấy chứ.

Thế sao tôi lại nói là do thiếu canxi? Để tôi giải thích thế này

Canxi trong cơ thể thường chỉ đủ và thiếu, chứ không có khi thừa. không phải vì chế độ ăn thiếu canxi, mà bởi theo thời gian, khả năng hấp thu canxi kém đi, đồng thời nhu cầu dùng canxi cho các hoạt động chuyển hóa năng lượng tăng lên. Cái mốc là năm 20 tuổi.

Trước 20 tuổi, canxi hấp thu vào chủ yếu được tích lũy ở xương, 1 là tăng chiều ao, 2 là để dữ trữ. Từ 20 trở đi, cơ thể bắt đầu phải dùng canxi dự trữ từ xương.

Có người sao, thế nào không phải là lấy trực tiếp canxi từ việc ăn uống vào?

Vì cơ thể không phải như cái xe máy, hết xăng thì đổ xăng vào chạy là xong

Cơ thể lấy dinh dưỡng qua thức ăn, rồi phân chia để tích trữ vào từng khu vực, sau đó sẽ phân bổ ra khi cần thiết. Như là lấy hàng hóa vào kho rồi làm thủ tục giấy tờ xong xuôi, đến khi cần sẽ xuất kho. Mà tôi nói vui là theo nguyên tắc kế toán: nhập trước xuất trước. Đầu tiên là lấy cái dự trữ đã, sau đó hết rồi mới dùng cái mới bổ sung vào.

Tới đây, thì có phát sinh vấn đề, đó là sự điều phối canxi trong quá trình “nhập – xuất kho”. Cụ thế, là tuyến cận giáp.

Khi cơ thể có nhu cầu canxi, não sẽ báo tuyến giáp biết. Tuyến giáp tiết hooc môn (có tên osteoclastin) để lấy canxi từ xương, đưa vào huyết, rồi từ huyết, canxi sẽ đến nơi cần.

gai xương

Quá trình này nếu diễn ra ổn định thì không sao. Nhưng khi cơ thể gặp trục trặc về tuyến giáp, về huyết (huyết kém, đặc, lưu thông chậm), thì sự vận chuyển canxi bị sai lệch. Trong số đó, thường gặp nhất là:

– Tuyến giáp, cụ thể là tuyến cận giáp, gặp vấn đề, không làm đúng yêu cầu chuyển hóa canxi từ xương ra huyết

– Huyết kém, lưu thông kém, nên canxi chậm đến nơi cần đến, khiến não liên tục yêu cầu tuyến cận giáp phải rút nhiều canxi hơn nữa đưa vào huyết.

Chỗ này giải thích vì sao đi kiểm tra thì lượng canxi trong huyết cứ cao, mà cơ thể lại có nhiều biểu hiện thiếu canxi.

Tiếp đó, khi canxi trong huyết bị thừa, không dùng đến, sẽ được điều chuyển trở lại xương. Tuy nhiên, việc điều chuyển trở lại thường không thuận lợi, bởi canxi sau quá trình di chuyển trong huyết nhiều thời gian, bị giảm chất lượng, thành thử xương nhận về thì không khớp, coi là canxi thải, bị dồn về 1 chỗ thành “bãi phế liệu”. Bãi phế liệu này chính là các gai xương.

Ngoài ra, trong qua trình canxi lưu thông, nếu huyết xấu, nhiều chất bẩn, thì canxi cũng dễ bị tắc mà hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp mạch, hẹp ống tủy sống.

Đến đây, khi đã hiểu về gai xương và hẹp ống sống, để xử lý, cần tác động 3 con đường:

– Bổ sung canxi dạng hữu cơ dễ hấp thu. Kết hợp vitamin D.

– Bổ huyết, cả chất và lượng

– Tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Từng vấn đề tôi đều đã có bài chia sẻ, ai quan tâm tìm đọc thêm hoặc nhắn tôi hỗ trợ. Nếu thấy kiến thức hữu ích, hãy cùng tôi lan tỏa đến nhiều được biết.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây