Nhân việc đọc được 1 bài viết của 1 bác sĩ có tiếng về việc đọc chỉ số xét nghiệm máu, tôi chia sẻ lại quan điểm rộng hơn về cả việc tầm soát K. Rất nhiều người đi tầm soát xong về hoang mang nhắn hỏi tôi. Nhưng cũng có rất nhiều người nói rằng may nhờ tầm soát mà phát hiện bệnh sớm. Vậy có nên làm hay không?

Trước khi anh chị tự đưa ra câu trả lời lời cho mình, hãy đọc mấy lời sau của tôi, hơi dài 1 chút nhưng sẽ giúp ích cho anh chị.

Người ta hay khuyên nhau nên đi khám tổng quát, hoặc tầm soát định kì, mỗi năm 1-2, thậm chí tới 3-4 lần. Bởi người ta sợ K.

Sợ vì nó khó chữa, nhất là giai đoạn muộn. Tôi ngờ rằng cái lời khuyên cho các loại K là: “nếu phát hiện K sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi” là 1 dạng truyền thông để khiến người đi tầm soát đều đặn hơn.

Bởi thực tế thì bệnh gì phát hiện sớm mà chẳng dễ chữa hơn là phát hiện muộn, có đâu riêng gì K, mà bệnh nào cũng vậy cả.

Vấn đề tôi là, làm sao để phát hiện K sớm?

Tầm soát ung thư, được khắp các bệnh viện lớn bé truyền thông, từ gói vài triệu đến gói vài chục triệu đều có cả. Kĩ thuật được các nơi này nói là xét nghiệm để tìm ra tế bào lạ trong các khu vực của cơ thể.

Nghe thì rất có lý, nhưng tôi luôn nghi ngờ chỗ này. Bởi các tế bào lạ, tế bào tiền ung thư, chúng rất “quái”, chúng đâu dễ để bị phát hiện đến vậy. Vì nếu máy móc phát hiện ra chúng thì tôi tin là hệ miễn dịch của cơ thể hoàn toàn có thể phát hiện ra trước cả rồi.

Thực tế cho thấy là, rất nhiều tế bào ung thư chẳng khác biệt gì với tế bào thường. Chỉ là chúng phát triển, nhân bản 1 cách mất kiểm soát, dần dà lấn át phá vỡ sự phát triển cân bằng trong các khối mô tế bào. Nên phát hiện ra chúng chẳng đơn giản đến vậy.

Kể cả là có phát hiện ra đi nữa, thì vẫn có những rủi ro sai số. Bởi máy móc dù tinh vi đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi sai sót. Trong số các sai sót thì thường gặp nhất là 2 loại:

– Dương tính giả: tức là báo có tế bào lạ, nghi ung thư. Nhưng thực tế là do máy sai hoặc do cơ địa người bệnh có loại tế bào đó nhưng bình thường.

– Âm tính giá: tức là không phát hiện ra nhưng trong cơ thể có bệnh rồi.

Khi đi tầm soát, phát hiện K, người đó sẽ rất hoang mang. Lời khuyên của tôi vẫn là nên đi kiểm tra thêm 2-3 nơi nữa. Như vậy sẽ giảm rủi ro dương tính giả.

Nhưng lo hơn là âm tính giả.

Tức là người đó có thể thấy bản thân mình không khỏe, không ổn, nhưng đi kiểm tra thì kết luận không sao. Thế nên là cứ đinh ninh mình không vấn đề gì, đâm ra chủ quan.

Ở đây, có 1 điều mà tôi muốn nhắn gửi, đó là chúng ta hay học cách lắng nghe sức khỏe của mình. Lắng nghe theo đúng nghĩa. Bởi lắng nghe mà thứ mà tôi thấy chúng ta đang rất thiếu hiện nay. Chúng ta lên mạng xã hội khoe ảnh đẹp, đọc tin tức, tranh luận với nhau cả ngày dài, trong khi chẳng thể bỏ ra 10 phút để lắng nghe hết ý kiến kế hoạch của đồng nghiệp, câu chuyện của người bạn hay lời nói ngây ngô của con trẻ.

Con người ta đang xa rời chính bản thân mình. 1 phần bởi cuộc sống quá ồn ào và bận rộn, những phút giây yên tĩnh cho bản thân ngày càng hiếm hoi. 1 phần bởi sự làm phiền bởi quá nhiều thứ máy móc tinh vi. Tôi không phủ nhận sự hỗ trợ của chúng. Nhưng tôi cũng lo ngại sự phụ thuộc quá lớn của chúng ta vào chúng.

Khi gan yếu, nhiễm mỡ, chúng ta đâu cần phải đi xét nghiệm các chỉ số trong huyết mới biết đâu. Gan không khỏe, huyết sẽ kém, cơ thể sẽ hay mỏi mệt, giấc ngủ không sâu, ngủ ngáy, nổi mụn lưng, đầy những thứ biểu hiện mà ta có thể thấy được ngay.

Mặt khác, đau mỏi vai gáy, lạnh chân tay, hay tê bì, cân nặng thay đổi bất thường, bốc hỏa, hay nóng giận vô cớ, nhưng đi khám các chỉ số đều bình thường, đâu có nghĩa là cơ thể không có vấn đề gì? Bởi đó là dấu hiệu của thận không được khỏe rõ ràng. Đợi đến lúc nó phát ra bệnh thì đã là nặng rồi.

Việc tầm soát sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất, tức là tăng khả năng phát hiện bệnh sớm và giảm khả năng sai khi thực hiện đúng với đặc điểm của bản thân.

Ví dụ, với chị em phụ nữ, thì ngoài 40 tuổi, nên tập trung vào việc tầm soát các vấn đề nội tiết, từ ngực, buồng trứng tới tuyến giáp. Với nam giới, thì ngoài 50 tuổi, tập trung vào dạ dày, gan, phổi, đại tràng. Ai hút thuốc nhiều thì chú tâm vào phổi, kiểm tra 2 lần 1 năm. Ai nhậu nhiều thì quan tâm gan và dạ dày, đại tràng.

Vấn đề không chỉ là tài chính. Vì tôi biết, rất nhiều người thừa đủ khả năng để làm tất cả xét nghiệm. Nhưng như tôi phân tích ở trên, xét nghiệm nhiều không phải là tốt, có mặt trái của nó. Nhất là vấn đề tâm lý, cứ ỷ lại vào xét nghiệm, rằng chỉ số của mình vẫn bình thường, không cần lo lắng gì, mà lờ đi những dấu hiệu của cơ thể, là rất nguy hiểm.

Tổng kết lại:

– Sự kiểm tra sức khỏe định kì, tầm soát K không phải không tốt, chỉ là không nên lạm dụng. Phải ưu tiên lắng nghe cơ thể đầu tiên.

– Tầm soát không nên làm quá rộng, mà tập trung vào 1 số nhóm bệnh có nguy cơ cao tương ứng. Ví dụ phụ nữ ngoài 40 thì ưu tiên các vấn đề nội tiết, buồng trứng, vú,… Còn nam giới ngoài 50 thì ưu tiên dạ dày, gan, phổi, đại tràng.

– Dù đi kiểm tra không có vấn đề gì thì cũng cần học cách lắng nghe các biểu hiện của cơ thể. Cơ thể không khỏe, nó sẽ luôn phát tín hiệu. Đừng bỏ mặc nó.

– Sức khỏe đến từ kiến thức, sự kiên trì mỗi ngày. Đừng có tư tưởng, giàu rồi mới giữ gìn sức khỏe. Càng giữ gìn sức khỏe sớm bao nhiêu, càng sống vui, sống tốt bấy nhiêu.

Bài đã dài, mong anh chị đọc hết và tự đưa ra câu trả lời cho chính mình!

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây