Bác ơi, mấy ngày gần đây cả nhà cháu bị cúm nhiều quá. Hết con rồi đến bố mẹ. Cả nhà phải thay phiên nhau cơm nước chăm sóc. Đây cũng là lúc giao mùa, cơ quan cháu nhiều người bị. Bác xem có cách nào không ạ?

Nói đến cúm, chắc hẳn ai cũng nghĩ tới tăng sức đề kháng. Thế sức đề kháng, hay hệ miễn dịch của cơ thể cụ thể là gì và làm cách nào để tăng cường?

Để nói về chủ đề này, đến cả 1 cuốn sách cũng là chưa đủ. Nên ở đây, tôi xin phép đưa ra 1 thông tin mà cả Đông và Tây đều thừa nhận:

80% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột.

Trước hết, Đông Y coi dạ dày, đường ruột là suối nguồn khí huyết, là nơi sản sinh ra nguồn năng lượng khí và huyết trong cơ thể. Đặc biệt là khí. Khí giúp huyết lưu thông tới các tế bào, giúp đưa chất thải từ tế bào về các nơi cần xử lý. Do đó, Đông Y đặc biệt chú trọng việc bồi bổ dạ dày và lá lách. Nếu để ý, trong các bài thuốc Đông Y, hầu hết đều có các loại bồi bổ tỳ vị như táo đỏ, kỷ tử, mật ong,..

Tiếp đó, vào khoảng 20 năm trở lại đây, Tây Y đã phát hiện ra tầm quan trọng của đường ruột đối với sức khoẻ. Đó không chỉ là nơi hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải, đó còn là nơi quyết định tới 70-80% khả năng miễn dịch, cũng như các cảm xúc tinh thần, hoóc môn não bộ. Tới mức coi đường ruột là bộ não thứ 2.

Do đó, dựa trên kiến thức cả Đông và Tây Y, để giúp cơ thể tăng cường đề kháng, không gì hơn là bồi bổ tỳ vị, tăng cường lưu thông khí huyết.

1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đương lúc khoẻ, phải chú ý ngay. Để bị bệnh thì vừa mất thời gian, lại vừa mệt mỏi

Sáng ngủ dậy, uống ngày 1 cốc ích khí khang với nước ấm. Người lớn thì 2 thìa, trẻ thì 1 thìa, uống với nước ấm là tốt nhất. Hoặc ai có mật ong lên men gừng chanh tỏi cũng được.

Mỗi sáng tốn 3 phút thôi, tiết kiệm được khối tiền bạc và thời gian.

2. Nếu đang bị cùm thì cần làm gì.

Nhiều người hỏi, đang uống thuốc Tây, có dùng mật ong lên men của tôi được không?

Xin thưa, rất nên dùng.

Như tôi phân tích ở trên, Đông và Tây Y có rất nhiều điểm tương đồng, không phải cứ dùng Tây Y thì không dùng Đông Y.

Nếu người đang cúm, tuỳ mức độ mà xử lý. Nếu sốt nhẹ, không quá mệt, thì cứ ngày 3 lần uống molm gừng chanh tỏi giúp tôi.

Nếu sốt cao, phải dùng thuốc hạ sốt, hoặc thuốc khác theo kê đơn, thì dùng giúp tôi trà mát gan. Vì kháng sinh uống vào người là gan thận sẽ phải làm việc nhiều.

Trong trà mát gan giúp gan mát, nhanh chóng đẩy bỏ độc tố của thuốc Tây tồn dư.

3. Tinh thần

Trong Đông Y, tinh thần tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định nhanh hay chậm khoẻ. Hãy coi những ngày ốm cúm là lúc cơ thể nghỉ ngơi. Đừng than thân trách phận hay cố làm gì cả.

Cứ nằm đó, hít thật sâu, thở thật chậm. Rồi cơ thể sẽ tự chữa lành. Đừng nóng vội quá. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi.

Thời tiết biến động, xã hội nhiều sự rối ren,

Cầu chúc bình an và sức khỏe tới tất cả chúng ta!

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây