ý nghĩa

Có những điều tưởng chừng rất hiển nhiên, nhưng thường lại không được chú ý. Chẳng hạn như câu hỏi tưởng rất đơn giản, làm sao để biết cha mẹ đã già hay chưa?

Cha mẹ thường nhìn đứa con 50 tuổi đầu của mình như một đứa con nít, còn đứa con lúc nào cũng nhìn cha mẹ như một người… lớn, chớ không thấy cha mẹ đã già!

già đến nhanh lắm! Cho nên muốn biết cha mẹ đã… già chưa thì chỉ còn có cách quan sát họ đã có những dấu hiệu tâm sinh lý và những vấn đề về sức khỏe của tuổi già chưa mà thôi. Biết sớm thì tốt, nhưng biết để quan tâm chăm sóc, can thiệp kịp thời thôi chớ không phải để “dán nhãn” cho họ đã già nua, lỗi thời, rồi không để họ còn được tự chủ, độc lập gì nữa cả!

Trước hết quan sát… cái bề ngoài của họ. Họ có lơ là chuyện ăn mặc thái quá không? Có “mặc kệ” sao cũng được mọi thứ về chăm sóc bản thân mình không? Trí nhớ còn tốt không hay đã bắt đầu lẩm cẩm, quên trước quên sau, nhắc đi nhắc lại một chuyện?

Có loay hoay tìm kiếng lão, kêu mất kiếng dù đang đeo trên mắt không? Có nghễnh ngãng nghiêng tai bên này bên kia để nghe cho rõ hơn không? Có kêu TiVi mờ, báo chí sao in chữ ngày càng nhỏ khó đọc không? Có dễ trợt, dễ té, bước đi chầm chậm, lê chân trên mặt đất để dễ bị vấp không?

Có kêu đau lưng nhức thường xuyên không? Có bỏ quên chìa khóa, điện thoại nơi này nơi kia tìm kiếm vất vả không? Có thỉnh thoảng quên tắt lò ga, quên khoá cửa… không?

Chờ đến lúc họ không nhớ con cháu đứa nào là đứa nào, quên cả đường đi lối về và cả tên vợ tên chồng thì tình trạng đã quá nặng!

Rồi để ý coi họ ăn uống có còn biết ngon không? Họ ngủ có dễ không hay trằn trọc loay hoay suốt đêm? Họ có còn ham đi đây đi đó, cà phê cà pháo với bạn bè không?

Có còn mê coi đá banh, tennis… như xưa không? Có ôm TiVi suốt ngày rồi nhầm tưởng cảnh tượng trong phim ảnh là sự thật ngoài đời không?

Rồi để ý coi họ có bắt đầu thở hào hễn nặng nhọc… khi leo cầu thang trong nhà không? Họ có bắt đầu đái đêm nhiều lần hay dễ bị dị ứng khi ăn một món đồ ănquen thuộc không? Họ có bị bón thường xuyên không?

Tóm lại, quan sát kỹ một chút sẽ thấy những thay đổi và tốc độ thay đổi ngày càng nhanh của một người già. Và, có “kế hoạch già” cho họ là một cách báo hiếu tốt đẹp nhất!

Chia sẻ từ BS Đỗ Hồng Ngọc.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây