Viêm gan là gan bị tổn hại, sưng viêm, do yếu tố bên ngoài tác động, chủ yếu là vi rút và cồn. Để phân biệt với Suy gan là do gan làm việc quá tải. Ngoài ra còn các loại viêm gan do nhiễm trùng, do hạ huyết áp, do xuất huyết,…

Viêm Gan có nhiều loại, phổ biến nhất là Viêm Gan A, B, C, đặt tên theo loại vi rút gây nên viêm gan. Trong đó thì Viêm gan B và C là 2 loại phổ biến nhất ở nước ta.

Viêm gan nếu dưới 6 tháng, thì gọi là cấp tính. Lâu hơn trên 6 tháng thì coi là mạn tính.

Viêm gan cấp tính là do gan bị tổn thương đột ngột, có thể là ngộ độc, tai nạn, hoặc vi-rút xâm nhập gây viêm. Anh chị tưởng tượng như bị đứt tay, sau khi ngừng chảy m áu thì vết thương sẽ đỏ ửng lên, rồi mới từ từ trở về bình thường. Việc sưng tấy đỏ chính là quá trình viêm. Đây là lúc hệ miễn dịch làm việc, cử các đội quân tinh nhuệ đến để xử lý các loại vi khuẩn từ ngoài môi trường xâm nhập.

Nếu không vệ sinh tốt, để cho vi khuẩn xâm hại quá nhiều, hoặc hệ miễn dịch yếu, làm việc không hiệu quả, thì dẫn tới tạo mủ, rồi hoại t ử.

Tương tự quá trình đó ở gan, cụ thể là viêm gan B, C do các loại vi rút tấn công. Sau khi Gan bị tấn công, hệ miễn dịch kích hoạt để xử lý, gây tình trạng viêm gan cấp tính. Biểu hiện của viêm gan B, C cấp tính là:

– Sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân

– Cơ thể mệt mỏi

– Ăn không ngon miệng, chán ăn, sụt cân.

Sau khi kiểm tra nếu phát hiện viêm gan cấp tính không nên quá hoang mang, vì chỉ cần hỗ trợ 1 chút là gan sẽ phục hồi được. Cái này Tây Y làm rất tốt. Họ sẽ phối hợp các loại kháng sinh để hỗ trợ hệ miễn dịch đối phó với mầm bệnh.

Sau khi điều trị khỏi viêm gan cấp tính, đa phần mọi người sẽ chủ quan rằng đã loại sạch được vi-rút gây bệnh. Xin thưa hoàn toàn không phải vậy! Vi-rút không như vi khuẩn, chúng cực kì ranh mãnh, có khả năng ẩn mình, tức ngủ đông, khi gặp điều kiện bất lợi. Tới khi thuận lợi, chúng sẽ tỉnh dậy và gây hại cho gan. Do đó, nói đến viêm gan B C thì cần xác định là phải liên tực giữ gìn, và nó sẽ “đồng hành” cùng người bệnh cả đời.

Vi-rút thì có sẵn ở môi trường, chúng thâm nhập qua thực phẩm, tiếp xúc hàng ngày, cùng vô vàn lý do khác. Nhiều người tìm cách tránh vi-rút gây bệnh. Cũng được thôi, nhưng rất khó. Vì những loại vi khuẩn, vi-rút thì sống rất khỏe, tồn tại ở rất nhiều nơi, nên tránh chỗ này thì sẽ gặp chỗ kia. Nên lời khuyên của tôi tốt nhất là học cách dưỡng gan khỏe mạnh. Gan khỏe thì vi-rút sẽ không thể làm gì được cả.

Tôi có mấy lời khuyên thế này:

1. Tinh thần: không hoang mang & không chủ quan

Nhiều người khi phát hiện, rất hoang mang, lo lắng. Tìm đủ mọi cách để chạy chữa, đến mức mất ăn mất ngủ. Để rồi chính việc mất tinh thần khiến cho vấn đề trở lên nặng hơn. Hoặc tâm lý “có bệnh vái tứ phương”, hay “trặm sự nhờ bác sĩ”, thành thử nghe ai nói ở đâu có thầy hay, thuốc tốt, là cứ đâm đầu nghe theo, chẳng cần biết phương pháp là gì, thành phần thuốc có những loại nào, cơ chế tác động ra sao.

Ngược lại, cũng không ít người khi biết bệnh, thì cho rằng mình vẫn khoẻ, vẫn kháng lại được, nên chủ quan không chịu nghe lời khuyên từ người khác. Đặc biệt là trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Cả 2 trạng thái này đều tiêu cực, cần hết sức tránh. Chủ quan hay hoang mang tuy đối lập nhau nhưng đều hại tới gan như nhau. Tinh thần đúng là: thận trọng và hy vọng. Thận trọng trước tất cả ý kiến của người khác và hy vọng để không ngừng cải thiện sức khỏe mỗi ngày.

2. Thanh lọc gan

Để gan khỏe, cần định kì thanh lọc gan. Vì gan là cơ quan thải độc lớn nhất cơ thể, nên cách thanh lọc tốt nhất là nhịn ăn. Như tôi nói, mỗi tháng nên nhịn ăn 1 bữa, để gan có thời gian tự làm sạch.

Bệnh cạnh đó, chuyện ăn uống cũng vừa phải, tránh tối đa chất cồn, kích thích. Đồng thời các bữa ăn vừa phải, không ăn quá nó, quá dư thừa chất.

Ngoài ra, tham khảo các bài thuốc, công thức dân gian tôi có chia sẻ trong việc hỗ trợ thanh lọc gan.

3. Dưỡng gan bổ huyết

Để gan khỏe, cần có dinh dưỡng đủ. Trong Đông Y, gan thuộc hành Mộc, nên các thực phẩm tốt cho gan có màu xanh, và hương vị ưa thích của gan là vị chua. Do đó, chú ý tăng cường thêm các loại rau xanh là và hoa quả vị chua theo mùa, theo vùng, hạn chế các loại nhập khẩu từ xa, trái mùa, vì thường có kèm chất bảo quản.

Ngoài ra, Gan cũng cần đủ protein tốt để tái tạo lại các mô gan đã bị tổn thương.

4. Ngủ sớm

Giờ làm việc của gan là 23h – 1h sáng, nên chú ý ngủ trước 11h đêm. Đặc biệt là không ăn sau 11h đêm, để gan có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.

5. Tránh tức giận quá độ

Cảm xúc mà gan sợ nhất chính là tức giận. Do đó, người nóng tính thường gặp vấn đề về gan. Và ngược lại, người gan yếu sẽ hay mất kiểm soát, nổi giận không kiểm soát.

Để hỗ trợ thêm, tham khảo bộ đôi dưỡng huyết (trà mát gan và viên uống bổ huyết) của tôi, hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây