Gừng ta – sâm quý của mọi nhà
Cách dùng sao cho hiệu quả nhất

Tháng 3 chuyển mùa, từ lạnh sang nóng. Ban ngày trời nóng, hơi nước từ ao, hồ, sông, suối, bốc lên. Ban đêm chuyển lạnh sâu, chênh lệch nhiệt độ, khiến hơi ẩm hóa sương mù. Chưa kể những đợt gió lạnh mang nhiều hơi ẩm tràn về, bản chất chính là do băng tan ở phía Bắc.

Cái hại của kiểu thời tiết này chính là chênh lệch nhiệt độ ngày đêm và hơi ẩm quá nhiều. Ngày nóng, dễ ra mồ hôi. Đêm lạnh, sáng sớm và chiều muộn dễ bị nhiễm hàn. Thành thử, thời gian này trong này nhiều người bị cảm mạo, cúm, ho, nhất là có đờm.

Khi cơ thể gặp lạnh, tức nhiễm hàn, tà khí, thì gừng luôn là vị thuốc Nam dân gian được nhiều người biết và áp dụng. Tuy nhiên, cũng vì gừng rẻ, dễ kiếm, dễ dùng, nên cũng không ít người dùng gừng sai cách. Bởi gừng có 1 đặc tính rất hay:

– Gừng tươi sống: làm thoát nhiệt

– Gừng khô: làm ấm

Gừng, được Đông y chia làm 2 loại, gừng tươi là “sinh khương”, gừng khô là “can khương”. Phải chia 2 tên gọi như vậy vì dược tính của 2 loại này có chút khác nhau.

Gừng tươi, có tính kháng khuẩn, kích thích thèm ăn, phòng ngừa ngộ độc, “tán hàn giải biểu”. Nên được dụng kích thích vị giác trong các món chấm. Hoặc phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm tức thời.

Tuy nhiên, gừng tươi lại kiến cơ thể đổ mồ hôi, tán nhiệt ra bên ngoài. Đo đó, nếu ăn gừng tươi trong thời gian dài, sẽ khiến cơ thể mất nhiệt sâu bên trong. Từ đó làm chứng lạnh cơ thể (thể hàn) càng nghiêm trọng hơn.

Ngược lại, gừng khô, sinh khương, sau khi được phơi khô, hoặc sấy khô, thì biến đổi chất Gingerol trong gừng tươi thành Shogaol, có tác dụng làm ấm dạ dày, tăng thân nhiệt từ sâu bên trong. Do đó, dùng lâu dài có thể xử lý chứng lạnh cơ thể rất hiệu quả.

Ngoài ra, khi chế biến gừng, đừng bỏ đi phần vỏ gừng. Chỉ cần làm sạch đất bẩn là được. Vỏ gừng chứa nhiều chất xơ tốt, lại có tính mất, cân bằng lại phần nào tính nhiệt cay nóng của gừng.

Nói tóm lại, gừng tươi có tác dụng kích thích vị giác, làm ấm nhanh, phù hợp dùng kèm các món ăn tính lạnh, không nên dùng thường xuyên hàng ngày. Còn gừng khô thì rất tốt cho dạ dày, làm ấm sâu, nên tốt cho người lạnh cơ thể.

Để ấm thận nhanh và hiệu quả, có thể tham khảo ích khí khang, chuyên sâu làm ấm thận, tôi có dùng gừng ta sấy lạnh lên men cùng tỏi đen và mật ong.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây