Hiểu bản chất và lời khuyên

Khi 1 người bị tiểu đường, tức là trong nước tiểu của họ có đường, đơn giản là vậy. Tây Y thì dùng khái niệm chỉ số đường huyết, tức đường trong máu, từ đó đánh giá “nguy cơ” của bệnh tiểu đường, thông thường qua 3 tiêu chí sau:

Đường huyết lúc đói lớn hơn 7mmol

– Đường huyết sau ăn 2 tiếng lớn hơn 11mmol

– Chỉ số HbA1C lớn hơn 6.5%.

Việc này có ưu điểm là mang tính cảnh báo cao, vì nếu để đường thất thoát qua nước tiểu, thì bệnh đã chuyển nặng. Còn đường trong huyết cao, thì cho thấy khả năng chuyển hóa của cơ thể kém, huyết có nhiều đường thì có tính nhớt, đặc, kém lưu thông, dễ dẫn tới các vấn đề thiếu oxy toàn cơ thể.

Tuy nhiên, cũng có 1 nhược điểm, đó là không có tính linh hoạt, người bệnh thường quá chú trọng vào việc kiểm soát lượng đường huyết mà quên đi xử lý cái gốc vấn đề. Lúc nào cũng kè kè cái máy đo đường mà quên rằng:

– Chỉ số đường huyết không phải là một “hằng số”. Nó thay đổi ở các nơi trên cơ thể, và thay đổi ở những tình trạng khác nhau của cơ thể: lúc đói, lúc no, ban ngày, ban đêm.

– Tính chất công việc mỗi người: người ít vận động thì chỉ số đường huyết cần thấp hơn với người hay vận động nhiều, vì đường chính là năng lượng lưu chuyển trong huyết.

– Thể trạng mỗi người: người thiếu huyết thì lượng đường trong huyết sẽ có tỷ lệ cao hơn. Đây là lý do nhiều người tiểu đường có thể trạng gầy, vì đi kèm với việc huyết thiếu, không đủ lưu thông.

Xử lý tiểu đường, cụ thể là tiểu đường type 2, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại. Nếu đã bị lâu, nặng, thì cần kết hợp với việc bổ sung insulin trong ngắn hạn, tránh để đường trong huyết quá nhiều, làm huyết đặc, dễ có nguy cơ biến chứng nặng.

Với người ở mức độ nhẹ, hoặc phòng ngừa chủ động, tôi có mấy lời khuyên sau:

1. Mát gan

Các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa tại tỳ vị sẽ được chuyển hóa tới lưu trữ tại gan. Gan là nơi lưu trừ đường rồi phân phối đường theo đường huyết đi đến các tế bào để làm năng lượng. Lưu ý giúp tôi, rằng đường là loại nguyên liệu chính và quan trọng nhất, đặc biệt cho hoạt động của não. Do đó, mọi lời khuyên cắt bỏ tinh bột, đường, 1 cách cực đoạn, đều là có hại.

Quay lại, Gan là nơi lưu trữ và phân phối đường, nên để đường không đi vào huyết quá nhiều, điều tiên quyết là cần có 1 lá Gan khỏe mạnh.

Đọc lại bài tôi đã chia sẻ cách giúp gan khỏe. Tham khảo trà mát gan của tôi.

2. Ấm thận

Cùng với Gan, thận có chứ năng lọc huyết. Do đó, khi đường trong huyết quá cao, đến 1 lúc, thận phải đẩy đường ra ngoài theo đường nước tiểu. Đó là lý do bệnh có tên là tiểu đường.

Chăm sóc thận, tốt nhất là giúp thận ấm, thông qua các thảo dược tính ấm và vận động vùng thân dưới. Tham khảo giúp tôi ích khí khang.

3. Giảm đường, tăng huyết

Lưu ý, việc đường huyết cao thì 1 mặt giảm đường, mặt khác tăng huyết, thì chỉ số đường huyết sẽ giảm về mức hợp lý.

Để giảm đường, tất nhiên là cần hạn chế các loại đường tinh chế, đường hóa học, nhưng vẫn cần duy trì các loại đường tốt như gạo nguyên cám, hoa quả chín cây, các loại hạt dinh dưỡng, vì chúng là các loại đường tiêu hóa chậm, có nhiều dưỡng chất đi cùng. Tuyệt đối không kiêng đường 1 cách cực đoan.

Để tăng huyết thì chú ý tăng cả về chất lượng và số lượng. Ngoài việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, thì phải tăng cường ích khí để tạo huyết mới, cũng như bồi bổ tỳ vị, dùng thêm các thảo dược bổ huyết như: tam thất, nhân sâm, hà thủ ô.

Bài viết đã dài, tham khảo giúp tôi bộ ba: Ích Khí Khang, Trà Mát Gan và Viên uống bổ huyết.

Hoắc nhắn tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây