Theo dõi sức khỏe đại tràng đơn giản và chính xác nhất chính là thông qua việc quan sát phân và việc đại tiện. Nhiều người nghe đến đây thì nói ghê, bẩn. Xin thưa, bẩn, ghê, thì nó cũng từ cơ thể của mình ra cả.

Ăn vào thì phải xả ra. Đầu vào có thể nhịn, chứ đầu ra mà không thông suốt là nhiều vấn đề lắm. Thực tế, tôi vẫn khuyên thỉnh thoảng nên nhịn ăn để thải độc. Còn đầu ra thì phải làm sao cho đều đặn, thông thoáng hàng ngày.

Người phương Tây rất coi trọng việc giải quyết nhu cầu cá nhân. Hãy nhìn cách họ thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ, rồi tới các thiết bị bồn cầu, vòi nước là hiểu. Còn các cụ nhà ta gọi mấy thứ đó là công trình phụ, phải đặt thật xa nhà ở thì mới được. Viết tới đây, nhớ lại hồi bé, mỗi lần tối đến mà buồn vệ sinh là sợ. Vì trời thì tối đen thui, làm gì có đèn. Thế nên đành phải “đấm bụng củ khoai, ngày mai đi ể” là vậy.

Ở góc độ sức khỏe, việc làm nhà vệ sinh cách xa nhà ở, chính là 1 trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị “trúng phong” vào ban đêm khi đi. Bên cạnh đó, chính thói quen “nhịn” vào buối tối, khiến chất thải lưu lại trong đại tràng, là nguồn cơn sinh ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, nhất là các bệnh về đại tràng, gan và túi mật.

Bệnh về đại tràng thì dễ hiểu rồi, thế nào lại liên quan đến gan và túi mật?

Vì khi tiêu hóa, gan sẽ tiết các dịch tiêu hóa vào túi mật, rồi túi mật đổ vào đường ruột. Khi đại tràng bị tắt, nhiễm bẩn, thì việc lưu thông dịch tiêu hóa của gan và túi mật cũng tắc, dẫn tới việc hình thành các loại sỏi, chất cặn bẩn, làm cản trở hoạt động của 2 cơ quan này.

Quay lại, nhờ vào phát minh bồn cầu của người phương Tây, mà việc quan sát phân để nắm được sức khỏe đại tràng rất đơn giản. Tôi lưu ý mấy điều sau:

Về màu sắc, thông thường phân có màu nâu tới vàng nâu. Màu này là do các tế bào hồng cầu chết tạo thành. Hàng ngày, cơ thể tạo ra hàng triệu tế bào hồng cầu để mang dinh dưỡng nuôi cơ thể. Và cũng hàng triệu tế bào sau khi kết thúc nhiệm vụ sẽ được đào thải ra ngoài.

1. Về màu sắc

Hồng cầu màu đỏ, chuyển dần sang sang lá cây rồi màu nâu tím. Tương tự như quan sát các vết bầm tím trên da khi va đập mạnh. Chuyển từ đỏ, xanh rồi nâu tím.

Do đó, phân hoặc nước tiểu bình thường sẽ có màu từ nâu tới vàng.

Khi màu phân bị đen, đó là kết quả của việc các tế bào hồng cầu bị oxy hóa quá lâu, tức là bị tồn đọng qua lâu trong đường tiêu hóa trước khi được thải ra ngoài.

Khi phân có màu đỏ, có thể là niêm mạc đại tràng bị tổn thương, chảy màu đại tràng nên phân bị nhuốm đỏ.

Sau khi ăn củ dền hoặc thanh long đỏ, lưu ý là chỉ ăn 1 củ, mà đi phân có màu đỏ, thì khả năng cao là thiếu máu. Bởi màu đỏ trong củ dền là 1 chất mà đáng lẽ ra phải được hấp thu và chuyển hóa qua thận, đại tràng, thì lại bị bỏ sót và đi thẳng qua đường phân và nước tiểu.

2. Về sự chìm – nổi

Phân chìm: đại tràng hơi thiếu nước, hoặc quá nhiều hại khuẩn, khiến phân bị khô, nặng, chìm

Vì phân có tới 70% là nước, nên phân bình thường sẽ nổi. Tuy nhiên không được có váng, vì nếu có váng mỡ, tức là chất béo không được tiêu hóa hết. Mà chất béo tồn dư ở đại tràng, khiến hại khuẩn sinh sôi, chưa kể báo hiệu rằng gan đang chuyển hóa rất yếu.

3. Về mùi

Phân thì hôi, tất nhiên rồi, nhưng mức độ hôi sẽ thể hiện sức khỏe đại tràng. Mùi càng hôi, tức là phân càng bẩn, khong được đào thải định kì, khiến hại khuẩn sinh sôi phát sinh, tại mùi hôi khó chịu.

Để đại tràng khỏe mạnh, cần nhất là 2 thứ: nước tốt và chất xơ. Trong đó, chất xơ có 2 loại, hòa tan và không hòa tan.

Tham khảo bộ đôi: trà mát gan và mộc thanh giúp tôi. Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây