Lời khuyên chăm sóc hệ thống nội tiết khoẻ mạnh.

Chị kia ngoài 40 tuổi bảo: hồi 30 tuổi em chả biết ốm đau là gì. Vậy mà giờ cả ngày đầu óc như trên mây. Ngủ thì kém, ngày là không có sức để làm việc gì cả.

Rồi chị nọ ngoài 50 tuổi nói: hồi 40 dáng em vẫn ok lắm. Vậy mà đợt này cứ phát tướng không phanh. Mặc dù chế độ ăn vẫn thế, thậm chí là kiêng khem hơn nhiều.

2 người tưởng khác nhau, nhưng xét chung lại cùng căn nguyên: suy giảm nội tiết, mất cân bằng điều hòa nội tiết.

Khác với đàn ông, phụ nữ, dù không lấy chồng, dù không sinh con, thì tháng nào cũng hao tổn huyết khí 1 lần. Đi kèm khí huyết thì nội tiết tố cũng hao tổn. Vì nội tiết tố là chất dẫn truyền, xúc tác và báo hiệu cho hoạt động trứng chín, rụng rồi đào thải ra bên ngoài.

Với chị em có con, sự hao tổn nội tiết còn lớn hơn nhiều. Đầu tiên là quá trình mang thai, các chất nội tiết phải điều chỉnh để trứng không rụng. Rồi tới sinh con, cho con bú, tuyến nội tiết ở ngực phải hoạt động vất vả cho việc sinh sữa, tiết sữa, nuôi con.

Với phụ nữ, lúc bắt đầu có kinh ở tuổi 13,14, và lúc hết kinh giai đoạn ngoài 40 là 2 quãng thời gian biến đổi lớn. Trong đó, giai đoạn mãn kinh sẽ có tác động lớn hơn, bởi hệ thống sức khỏe toàn cơ thể, đặc biệt là nội tiết, đã bị hao tổn nhiều. Do đó mà sự ảnh hưởng sẽ cảm nhận rõ rệt hơn khi bắt đầu có kinh lúc 13-14 tuổi.

Khi nội tiết mất cân bằng, thiếu hụt, cơ thể sẽ xuất hiện các vấn đề như

– Bốc hỏa, đổ mồ hôi mặt

– Tim đập nhanh, loạn nhịp

– Chân tay bủn rủn

– Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh quá mức

– Tăng tích tụ mỡ nội tạng, mỡ bụng.

Khi nội tiết thiếu hụt, mất cân bằng, cần rất hạn chế về việc bổ sung các loại viên uống nội tiết. Trong ngắn hạn, có thể giúp giảm 1 số triệu chứng, nhưng về lâu dài, khiến cơ thể bị phụ thuộc, lười vận động sản sinh nội tiết.

Thay vì phụ thuộc vào thuốc nội tiết, cần chú ý chăm sóc mấy nơi sau đây giúp tôi để hệ nội tiết khỏe mạnh, cân bằng:

1. Tuyến yên

Tuyến Yên nằm ở não bộ, được coi là nhạc trưởng điều hòa của dàn nhạc nội tiết. Do đó, khi nói về hệ nội tiết, cần nhắc tới việc chăm sóc tuyến yên đầu tiên.

Muốn tuyến yên khỏe, đầu tiên phải loại bỏ được căng thẳng, stress, lo lắng. Chỉ cần loại bỏ được những chất độc này cho não, tự khắc nó sẽ điều tiết được 1 loạt các hoạt động chữa lành, tăng cường sức khỏe.

Nói thì dễ, chứ để làm được việc này là không hề đơn giản chút nào.

2. Tuyến giáp

Tuyến giáp là ngã 3 nội tiết của cơ thể, nằm ở cổ, cũng là luân xa quan trọng trong hệ thống năng lượng.

Để tuyến giáp khỏe mạnh, cần chú ý loài trừ các tác nhân u viêm, hạn chế việc bị viêm họng, khàn tiếng.

Xem thêm ở bài giúp tuyến giáp khỏe mạnh tôi đã chia sẻ.

3. Dưỡng gan huyết

Huyết là dòng vật chất di chuyển, mang các hooc môn đến nơi cần đến, cũng như những dịch thải đến nơi cần đi.

Để hệ nội tiết được lưu chuyển thông suốt, phải dưỡng huyết tốt.

Huyết muốn tốt, không đơn thuần là ăn thực phẩm nhiều sắt, bởi sắt chỉ giúp tạo hồng cầu. Và hồng cầu chỉ là 1 thành phần của huyết.

Muốn huyết tốt, cần chú ý đến Gan và Thận. Gan tàng huyết, Thận sinh khí. Đọc lại các bài viết tôi đã chia sẻ về việc dưỡng huyết.

4. Dưỡng tử cung.

Tử cung là huyết hải, là trung tâm điều hòa nội tiết cho toàn bộ phần dưới của cơ thể. Nhưng đó cũng là nơi dễ bị tổn thương vì cấu tạo mở, ít được bảo vệ.

Để tử cung khỏe, không gì hơn là dưỡng khí huyết và ngâm mông dưỡng sinh. Tham khảo thảo dược ngâm mông từ lá bàng và lá trầu của tôi.

Khi nội tiết mất cân bằng, cơ thể gặp những vấn đề tôi kể trên, nhưng đi khám kiểm tra ở các bệnh viện tuyến đầu thì họ chủ yếu là hỏi các vấn đề về tâm lý. Bởi kể cả Tây Y, cũng chỉ có cách giảm bớt tác động của quá trinh này thôi chứ không có cách nào giải quyết triệt để cả.

Cứ 4 điều ở trên tôi nói mà dưỡng đều hàng ngày, chắc chắn sẽ mau khỏe.

Tham khảo bộ đôi: trà mát gan và viên bổ huyết plus để chăm sóc nội tiết.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây