Hiểu để tự chữa lành

Có chị nhắn tôi, rằng bị đau đầu mất ngủ, đi khám thì kết luận chị bị lo âu trầm cảm. Chị uống thuốc hơn 8 tháng, có thuốc thì ngủ được, mà hết thuốc là mất ngủ. Tôi hiểu ngay, vì trong thuốc có chất an thần, nên uống vào là ngủ được mà hết thì cũng không ngủ được luôn. Tôi khuyên chị nên tạm dừng, giãn thuốc, để điều chỉnh lại, xem cái gốc vấn đề ở đâu, chứ không là phải phụ thuộc vào thuốc.

Hỏi kĩ thêm, chị nói kinh nguyệt rất kém, thất thường, tháng có tháng không. Chị nghĩ rằng mình đã mãn kinh nên không chú ý lắm. Tôi mắng, mới có gần 40 mà đã lơ là chuyện nguyệt san của mình rồi. Nhiều chị em nghĩ rằng không có nguyệt san càng tốt, càng đỡ mệt. Xin thưa, hoàn toàn ngược lại, vì nguyệt san chính là thước đo sức khỏe phụ nữ. Nguyệt san càng đều, huyết sang càng đẹp thì sức khỏe càng tốt. Còn phải đến tầm 50 tuổi thì mới là độ tuổi mãn kinh phù hợp.

Từ “trầm cảm” hiện bị dùng quá lạm dụng, dẫn tới nhiều hiểu nhầm và không xử lý đúng hướng. Theo tôi, trầm cảm không phải là 1 bệnh, vì cảm xúc lúc thăng lúc trầm, là chuyện hết sức bình thường và tự nhiên. Sao lại gọi là bệnh được. Mà trầm cảm chỉ là rối loạn thần kinh, có liên quan tới cả thể chất và tinh thần của con người.

Vì cơ thể con người có tới 2 bộ não: não trên đầu và não ở đường ruột. Do đó, nếu không tác động đồng thời tới cả 2 bộ não này, hệ thần kinh khó lòng mà lấy lại cân bằng.

Trong khi đó, các thuốc Tây Y thường chỉ hướng vào điều trị các vấn đề về thần kinh, mà bỏ quên đi yếu tố thể chất, dẫn tới thời gian điều trị lâu dài, và thường phát sinh tác dụng phụ liên quan tới đường ruột hoặc gan.

Với người mất ngủ, lo âu dài ngày, cần lưu ý mấy điều sau:

1. Dưỡng Não

Thức ăn cho não gồm 2 thứ: vật chất và tinh thần.

Thức ăn vật chất thông quá khí huyết, do đó, tăng cường khí huyết là điều tiên quyết phải làm. Tăng cường khí huyết thế nào, tôi đã chia sẻ nhiều, mọi người tìm đọc lại.

Thức ăn tinh thần chính là nghệ thuật. Nghệ thuật có âm nhạc, hội họa, điêu khắc, … hãy tìm cho mình 1 sở thích, 1 niềm vui thông qua nghệ thuật. Điều này không phải chỉ là bật máy nghe nhạc lên và chọn bài nhạc mình thích. Đó là điều cơ bản, nhưng chưa đủ.

Muốn não được giải tỏa căng thẳng, hãy chọn 1 môn nghệ thuật, 1 nhạc cụ, hoặc 1 thú vui để tập trung. Sư tập trung giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng, hệ miễn dịch được phục hồi và tăng cường. Đó chính là phương thuốc TIÊN cho bách bệnh.

2. Chăm sóc tỳ vị

Đường ruột, hay tỳ vị theo cách nhìn của Đông Y, là hệ thống não bộ thứ 2 của cơ thể. Khi dạ dày đau, đại tràng viêm, thì con người luôn cảm thấy bực bội, khó chịu. Nghiên cứu Tây Y đã chỉ ra, rất nhiều loại hooc môn được sinh ra từ đường ruột. Tiêu biểu là hooc môn serotonin, hay còn có tên gọi là hooc môn hạnh phúc.

Do đó, với người hay có tâm trạng buồn chán, bực dọc, nên chú ý giúp tôi:

– Bồi bổ tỳ vị

– Ăn dưỡng sinh: ăn chậm, nhai kĩ.

– Xử lý các vấn đề về viêm loét, đặc biệt là táo bón

– Vận động, ngâm mông, tăng nhu động ruột

Người gặp vấn đề về đường ruột không phải lúc nào cũng gầy. Những ai bị quá béo, quá thừa cân cũng là đường ruột gặp trục trặc, mà Đông Y dùng từ Đàm Thấp để chỉ việc tỳ vị bị hư hàn, sinh đàm (đờm), khiến cho mỡ thừa không được lưu chuyển, cơ thể nhanh đói trong khi cân nặng cứ tăng.

3. Khai thông con đường nội tiết

Trong hệ thống nội tiết, đầu tiên là tuyến giáp. Đây là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, nhưng cũng lại hay gặp vấn đề nhất.

Tiếp tới là gan và buồng trứng. Với chị em, đặc biệt cần quan tâm tới sức khỏe của buồng trứng, tử cung, dù ở bất kì độ tuổi nào. Đặc biệt với phụ nữ đang vào thời kì tiền mãn kinh và mới mãn kinh.

Những bài viết giúp tuyến giáp, gan và buồng trứng khỏe mạnh, tôi đã chia sẻ, mọi người tìm đọc lại.

Cần phải xử lý đồng thời 3 điều trên, thì mới giải quyết được vấn đề mất ngủ lo âu, chứ nếu chỉ tập trung vào não và thần kinh, thì là chưa đủ.

Bài viết đã dài, ai quan tâm nhắn tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây