Trong Đông Y, huyết không phải đơn giản là máu đỏ, mà còn là các loại dịch tế bào, hooc môn nội tiết chảy trong hệ thống huyết mạch, cả động mạch và tĩnh mạch.

Cơ thể tạo huyết không chỉ là nguồn dinh dưỡng nuôi sống tế bào, nó còn là sự thải độc, sự truyền thải và phối hợp thông tin hoạt động giữa não và các cơ quan trong cơ thể nhờ các hooc môn nội tiết.
Do đó, dấu hiệu 1 người thiếu huyết, không nhất thiết phải là người gầy ốm, mà những người khó giảm cân, ăn nhanh đói cũng là 1 dạng biểu hiện thiếu huyết.

Bởi khi thiếu huyết, các hoạt động sẽ bị đình trệ, cơ thể hay mệt mỏi, các cơ quan phối hợp không nhịp nhàng, sự hấp thu và chuyển hóa chậm, não không có đủ năng lượng trong khi gan thì quá tải.

Tôi thống kê 12 dấu hiệu sau cho thấy cơ thể đang không sản xuất đủ huyết:

1. Tóc rụng nhiều, tóc hư, bạc.
2. Chân tay lạnh, gai người, sợ rét
3. Tiểu đêm nhiều, tiểu dắt
4. Trao đổi chất kém, cơ thể ít ra mồ hôi
5. Chán ăn, hấp thu kém, hoặc ăn nhanh đói, ăn không thấy no.
6. Hơi thở ngắn, nông.
7. Chân tay tê bì
8. Ngủ không sâu giấc, mệt mỏi sau thức giấc
9. Thường xuyên tiêu chảy, phân sống.

Cơ thể thiếu huyết, sẽ thường xuyên ở trong trạng thái thiếu năng lượng. Do huyết ít, các cơ quan ở xa tim như não, chân tay thường xuyên bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt là não. Não bị thiếu năng lượng, dẫn tới mệt mỏi, ngủ mơ. Đặc biệt là mất cân bằng nội tiết vì não sản xuất rất nhiều nội tiết quan trọng.

Mặc khác, khi thiếu huyết, dạ dày, đại tràng rất dễ bị tổn thương. Mà Dạ dày, đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thu thức ăn, đó còn là suối nguồn khí huyết của cơ thể. Cơ thể không lấy được khí từ thực phẩm, thận sẽ bị kém, cơ thể dễ bị lạnh, chân tay tê bì. Thận hư tổn, khí của các nội tạng trong cơ thể cũng suy tổn theo.

Thận lại chủ nhị tiện (đại tiện và tiểu tiện), nên thận yếu, đêm hay tiểu tiện, tiểu dắt, còn đại tiện thì lúc táo lúc tiêu chảy, rất khó chịu và mỏi mệt.

Để hỗ trợ cơ thể tạo huyết, không đơn giản là bổ sung các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm. Mà cần có sự chăm sóc tổng quát như sau:

Dưỡng tỳ vị: đây là suối nguồn khí huyết
– Dưỡng thận: thận sinh khí, khí sinh huyết
– Dưỡng gan: gan tàng huyết, gan là nơi lưu chuyển và điều phối huyết trong cơ thể
– Vận động, hít thở và dinh dưỡng tăng cường để cơ thể có nguyên liệu tạo khí huyết

Bài đã dài, tham khảo bộ đôi Ích Khí Khang và Bổ huyết plus, hoặc nhắn thêm tôi hỗ trợ.
Nếu thấy kiến thức hữu ích, hãy cùng tôi lan tảo để thêm nhiều người được biết.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây