1. Răng bị tổn thương: Nếu cơ thể thiếu canxi thì xương và răng sẽ bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Nếu gần đây thấy răng bị ố vàng, sâu răng hoặc thường xuyên chảy máu, điều đó có nghĩa là không có đủ canxi trong cơ thể và cần được bổ sung canxi kịp thời.

2. Da khô: Hạ canxi máu hoặc thiếu canxi trong cơ thể cũng có thể gây ra các vấn đề về da. Da có thể trông khô hoặc thậm chí nứt nẻ.

3. Mất ngủ: Khi ngủ, nồng độ canxi trong cơ thể sẽ dao động theo giai đoạn ngủ sâu, vì vậy nếu thiếu canxi cơ thể sẽ không thể có một giấc ngủ sâu ngon lành và ổn định.

4. Kinh nguyệt không đều: Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm tăng cường tình trạng đau bụng kinh.

5. Móng tay mỏng: Cũng giống như xương, móng tay cũng cần một lượng canxi nhất định để duy trì sức khỏe. Khi canxi bị thiếu hụt, móng tay sẽ trở nên khô, mỏng, dễ gãy và nứt.

6. Đau nhức xương khớp: phụ nữ trung niên, độ tuổi mãn kinh hoặc sau mãn kinh vì hoóc-môn nữ estrogen giảm sút, khả năng hấp thu canxi cũng giảm. Cơ thể lúc này bị thiếu canxi sẽ ưu tiên chuyển canxi từ xương sang tim và các cơ quan khác, gây ra loãng xương, tạo cảm giác đau nhức.

7. Viêm đau dạ dày, đại tràng: khiến cơ thể không thể hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt canxi.

8. Thường xuyên bị chuột rút: Hay bị chuột rút vào ban đêm, đặc biệt là ở đùi, bắp chân, cánh tay và nách. Cảm thấy đau nhức cơ bắp, cơn đau ngày càng trầm trọng, cảm giác khó chịu sẽ có khả năng lan sang các cơ toàn thân.

9. Cao huyết áp: Cao huyết áp là một trong những dấu hiệu thiếu hụt canxi. Khi cơ thể bị thiếu canxi thì hệ thống tim mạch cũng gặp trục trặc

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây