Hiểu bản chất và lời khuyên

HP là tên viết tắt của Helicobacter Pylori, 1 loại SIÊU vi khuẩn chẳng còn xa lạ gì với người Việt hiện nay. Tôi dùng chữ SIÊU để nhắn mạnh, vì trước đây, người ta tin rằng, chẳng thể có loài vi khuẩn nào có thể sống sót được trong dạ dày, nơi chưa những axit tiêu hóa cực mạnh.

Theo nghiên cứu, thì 80% người việt có HP. Tôi cho rằng không phải 80% mà cao hơn, bởi phong tục ăn chung mâm, chấm chung bát của nước mình. Tuy nhiên, không có nghĩa ai bị thì cũng gặp vấn đề dạ dày, mà thông thường chỉ khoảng 20-30% xuất hiện các vấn đề liên quan đến HP như:

– Trào ngược dạ dày thực quản.

– Ợ chua.

– Đầy hơi.

– Sáng dậy miệng chua

– Viêm loét xuất huyết dạ dày

Ngược dòng lịch sử, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, HP là vi khuẩn CỘNG SINH với con người, khi đã có hàng trăm ngàn năm nay. Theo quy luật tiến hóa, tôi tin rằng, sự cộng sinh lâu bền này chứng tỏ 1 lợi ích nào đó giữa 2 bên, con người và HP, chứ không đơn thuần là HP chỉ gây hại. Lợi ích là gì thì có thể khoa học chưa tìm ra mà thôi.

Tôi nói điều này để mọi người hiểu đúng về HP, nó không hoàn toàn xấu và phải loại trừ 100% như tâm lý thường thấy. Cái chúng ta cần làm là học cách SỐNG CHUNG với nó.

Vi khuẩn HP có cấu tạo đặc biệt, chúng có 1 lớp màng tạo kiềm, nhờ đó trung hòa được axit dạ dày, giúp chúng không bị dạ dày tiêu hóa. Khi lượng HP trong dạ dày quá cao, dịch vị axit sẽ bị tiêu hao, khiến dạ dày liên tục phải sản xuất thêm axit. Khi lượng axit này không được phân bố đều, dẫn đến các vấn đề ợ chua, ợ hơi, đặc biệt là viêm loét, xuất huyết dạ dày.

Hoặc cũng có thể, bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm dạ dày bị hao hụt tiết dịch axit, tiết dịch không đúng chức năng, tức là khi đói lại tiết nhiều dịch, khi nào lại ít, dẫn tới môi trường thiếu axit, làm điều kiện cho HP phát triển.

Khi bị viêm loét do HP, cần kết hợp kháng sinh theo chỉ định, vì lúc này lượng HP quá nhiều, không thể kiểm soát chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn hoặc dùng các loại thực phẩm dưỡng sinh thảo dược được. Tôi lưu ý, anh chị khi dùng kháng sinh thì phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng, thời gian theo yêu cầu. Không tự ý, hoặc nghe ai khuyên, thấy đỡ rồi mà dừng, vì như vậy có thể khiến HP nhờn, thậm chí là hàng loại hại khuẩn khác trong cơ thể cũng nhờn kháng sinh, rất nguy hại.

Ngoài việc tuân thủ kháng sinh theo đơn, tôi lưu ý mấy điều khi anh chị xử lý HP

– Chia nhỏ bữa ăn, nhưng cũng không ăn vặt. Môi ngày chỉ nên ăn tối đa 5 bữa, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 tiếng.

– Ăn chậm, nhai kĩ

– Tránh các chất có tính axit cao: cà phê, chất cồn, thịt đỏ, hải sản.

– Tránh các chất cay nóng

– Nên dùng thêm mật ong lên men nghệ riềng tỏi, kết hợp sáng tối, có nghệ lên men, nhanh chóng làm lành vết loét hơn.

– Chú ý bổ sung lợi khuẩn và các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan để nuôi dưỡng hệ vi sinh vật ở đại tràng trong và sau thời gian dùng kháng sinh. Cái này thì tôi cũng đã bổ sung trong mật ong lên men rồi.

Bên cạnh đó, cần chú ý giúp tôi, rằng KHÔNG BAO GIỜ loại bỏ hoàn toàn được HP cả. Nên dù đã lành dạ dày, âm tính HP, thì cũng đừng chủ quan mà ăn uống sinh hoạt thả ga. Tất nhiên, tôi cũng không khuyên là kiêng tuyệt đối, cái gì cũng kiêng, cũng sợ. Nhưng phải chú ý, 1 tuần không nên ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc dùng chất có cồn quá 2 lần/tuần.

1 số người lo sợ HP quá mức, có thể xuất phát từ thông tin rằng viêm loét dạ dày cho HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến K dạ dày. Tôi xin phép trình bày quan điểm của mình như sau:

– Viêm loét dạ dày mãn tính, tức là dạ dày bị thủng lâu ngày, không xử lý, thì dẫn tới K dạ dày là đương nhiên dễ hiểu và logic.

– HP chỉ là 1 nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày.

– Không thể nói HP gây viêm dạ dày, rồi gián tiếp chuyển thành K dạ dày.

Tóm lại, điều quan trọng là phải không được để viêm loét dạ dày dài ngày. Còn với HP, thì phải học cách chung sống với nó, đừng quá sợ hãi.

Bài đã dài, tham khảo giúp tôi tỳ vị khang, là sự nâng cấp của bài thuốc mật ong nghệ truyền thông.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây