Trong chăn cả tiếng có thừa

Chân tay vẫn lạnh như vừa tắm xong

Tình trạng chân tay lạnh, dễ đau mỏi vai gáy, đêm ngủ không sâu, huyết áp thấp là vấn đề của nhiều chị em, nhất là người làm văn phòng, các cô giáo hay phải đứng nói nhiều.

Theo Đông Y, biểu hiện lạnh chân tay là do hàn khí trong người nhiều quá. Hàn khí không xấu, mà nó chỉ trở thành vấn đề nếu quá mất cân bằng. Tức hàn khí từ bên ngoài vào mà dương khí bên trong yếu, gây mất cân bằng âm dương, thì mới thành vấn đề.

Khi gặp lạnh, khí huyết sẽ kém lưu thông, đặc biệt là các loại xấu trong huyết sẽ có cơ hội đông đặc lại, làm cảm trở sự vận chuyển của huyết, khiến các vùng ở xa tim như bàn tay, bàn chân, dù vận động nhiều nhưng lại bị thiếu hụt khí ấm, lạnh lâu khó ấm lại.

Mà chân tay là nơi ẩn tàng nhiều huyệt đạo nhất, nên bản chất chính là do các nội quan, kinh lạc trong cơ thể bị nhiễm hàn khí mà lâu dần hư tổn chức năng.

Nếu chỉ làm ấm ở bên ngoài như đi bít tất, găng tay, hoặc ngâm chân tay nước ấm thôi thì chưa đủ được. Mà phải ích khí, bổ huyết, tăng cường lưu thông từ sâu bên trong. Tôi có mấy lời khuyên thế này.

1. Chăm sóc tỳ vị

Tỳ vị là suối nguồn khí huyết của cơ thể. Chăm tỳ vị đầu tiên là phải xử lý các vấn đề viêm loét nếu có, như viêm dạ dày, HP, hay viêm đại tràng. Tiếp đến là định kỳ làm sạch đường ruột, thải độc đại tràng.

Tăng cường các thực phẩm có tính ấm, nhiệt, và phải biết cách chế biến phù hợp. Ví dụ như gừng thì phải dùng gừng khô, sấy lạnh, tinh chất gừng, thì mới ấm sâu, còn không thì lại thành mất nhiệt.

Hay như rượu cũng làm nóng cơ thể, nhưng bản chất lại là mất nhiệt. Nên nhiều người uống nhiều xong dễ bị trúng phong hàn là vậy. Phải biết điều độ, và ngâm cùng thảo dược.

Hoặc nhân sâm, rất bổ khí, nhưng lại dễ gây lạnh, phải hầm nhiệt lâu, ví dụ như món gà hầm sâm.

Các món ăn nên ăn ấm nóng, hẹn chế đồ lạnh, đồ chế biến nhiều, chiên rán. Vì việc chế biến nhiều làm mất năng lượng của thực phẩm.

2. Ích khí bổ huyết.

Thận cần ấm, để có năng lượng lọc huyết và sinh khí cho cơ thể. Khí tạo huyết, là khí cũng là lực dẫn huyết đi khắp cơ thể, cùng với lực tạo ra từ tim. Lực co bóp của tim không đủ để dẫn huyết đi xa, mà cần có sự hỗ trợ của khí.

Chú ý bổ sung đủ nước tốt cho Thận, tham khảo Ích khí khang, hỗ trợ chuyên sâu làm ấm thận.

Về bổ huyết thì cần chủ yếu bổ cả về số lượng và chất lượng, nên ngoài bổ sung thực phẩm giàu sắt, kẽm, thì chú ý thêm cả các thảo dược bổ gan, dưỡng huyết, như nhân sâm, tam thất, hà thủ ô giúp tôi. Hoặc tham khảo viên uống bổ huyết của tôi.

3. Tập luyện và hít thở

Tập luyện và hít thở là cách cơ thể lấy khí từ thiên nhiên.

Tập luyện dưỡng sinh, vận động vừa phải bằng các bài tập vảy tay dịch cân kinh, đi bộ leo cầu thang hoặc nằm ngửa đạp xe là những bài tập đặc biệt tốt cho thận.

Tập gì thì tập tuỳ điều kiện, nhưng thở bụng thì lúc nào cũng thở bụng được, phải chú ý .

Kiên trì làm theo các lời khuyên của tôi, thì chỉ 3-4 tháng, sau 1 chu kì huyết mới, ngoài việc chân tay giảm lạnh, vai gáy giảm đau, thì cơ thể ấm lên sẽ giúp :

– Ngủ sâu, ngon giấc

– Cơ thể dồi dào năng lượng

– Nguyệt san đều đặn, huyết đẹp.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây