Dạ dày nằm giữa thực quản và tá tràng, là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Đó là về mặt giải phẫu của Tây Y. Còn trong Đông Y, Dạ dày là tạng Vị, là cơ quan KHÍ HÓA thực phẩm. Khí hóa là gì?

Khí hóa là chuyển hóa thực phẩm thành khí. Khí không phải là không khí, mà khí là năng lượng. Từ khí hóatrong Đông Y mới làm toát lên vai trò của dạ dày, chứ không đơn giản là tiêu hóa và hấp thu, nghe như 1 cái máy vậy.

Khí là gốc của con người. Có Khí tiên thiên tức của cha mẹ để lại cho, và Khí hậu thiên, tức là khí hấp thu trong quá trình phát triển. Khí ở thận, tạo cốt tủy, tủy sinh huyết, huyết nằm ở gan, rồi từ gan lưu trữ, thanh lọc và điều phối huyết đi khắp nơi trong cơ thể.

Dạ dày có cấu tạo khí quản dạng túi, chia làm 3 phần: vùng đáy, vùng thân và vùng hang. Cấu tạo dạ dày ở mỗi người khác nhau, và có thể biến đổi theo độ tuổi, không có hình dạng cố định.

Đặc biệt, dạ dày có mạng lưới mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, cùng hệ dây thần kinh phó giao cảm. Đó là lý do các vấn đề ở dạ dày có liên quan chặt chẽ với thần kinh, suy nghĩ, sự căng thẳng.

Để khí hóa được thực phẩm, dạ dày cần tiết dịch tiêu hóa HCl, là 1 loại axit vô cơ mạnh, có khả năng phân giải thực phẩm. Tuy nhiên, để axit này không phá hại niêm mạc dạ dày, thì dạ dày đồng thời phải sản sinh các dịch nhờn để bảo vệ niêm mạc. Ở trạng thái khỏe mạnh, sự tiết dịch tiêu hóa và dịch nhờn cân bằng, dạ dày khỏe mạnh, không bị viêm đau.

Tuy nhiên, sự cân bằng thường mong manh, trong đa số trường hợp, vì các vấn đề như:

– Căng thẳng lo lắng thái quá

– Uống nhiều chất cồn khi dạ dày rỗng.

– Ăn uống nhiều đồ lạnh

– Hàn khí xâm nhập

– Thói quen ăn uống: ăn quá nhanh, ăn kèm uống nước.

– Đồ ăn quá nhiều đạm, béo, kết hợp sai.

Khi đó, chính axit do dạ dày tiết sẽ phá hại lớp niêm mạc, gây tổn thương, dẫn tới tinh trạng viêm loét dạ dày thường gặp.

Khi hiểu về nguyên nhân gây viêm đau dạ dày, lời khuyên của tôi như sau.

1. Tinh thần

Dạ dày có hệ thần kinh giao cảm dày đặc, nên nếu đầu óc căng thẳng, dạ dày sẽ tiết nhiều dịch tiêu hóa HCl. Nếu dạ dày đang rỗng, thì dịch tiêu hóa này sẽ ăn mòn lớp niêm mạc, gây viêm loét. Do đó, lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất với người đau dạ dày là điều tiết công việc, cuộc sống cho vừa phải.

2. Thói quen ăn uống

Ăn nhanh, khiến dịch dạ dày không tiết ra kịp, tạo cảm giác thèm uống nước. Đặc biệt là các loại đồ nướng, chiên rán.

Thói quen ăn đồ dầu mỡ, đồ nướng, kết hợp với uống nước lạnh, nước đá, nước có ga chính là thói quen xấu phá hại dạ dày. Bởi dầu mỡ gặp lạnh sẽ đóng cục, gây tắc nghẽn dạ dày, nhất là với bia lạnh, có thể làm tắc túi mật, hại tới gan.

Không ăn quá no trong 1 bữa mà nên chia nhỏ thành 4-5 bữa 1 ngày. Tuy nhiên không được ăn vặt nhiều hơn 7 bữa. Tức là ăn ra ăn, xong chỉ uống nước, không được ăn các loại đồ ăn vặt, ăn nhanh, kể cả ăn hoa quả vặt.

Ngoài ra, hạn chế việc ăn nhanh, cần nhai kĩ, chậm để nghiền nhỏ thức ăn. Các mảnh thức ăn quá to, khi vào dạ dày sẽ là nguyên nhân cọ sát vào thành dạ dày, gây tổn thương, rách lớp niêm dạ dày.

3. Không dùng đồ có cồn khi dạ dày rỗng

Khi đói, chỉ cần miệng tiếp nhận đồ ăn, uống, là dạ dày sẽ tiết dịch vị. Nếu dùng đồ có cồn, dù nồng độ cồn không cao, thì khi vào dạ dày, kết hợp với dịch axit, sẽ trở thành 1 thứ dịch có sức công phá mạnh lớp niêm mạc.

Lời khuyên là nên tráng dạ dày trước khi dùng độ có cồn, tốt nhất là ăn nhẹ.

4. Trục hàn khí khỏi cơ thể

Hàn khí nhiễm vào cơ thể thông qua 2 con đường chính là hít thở và ăn uống. Chuyện ăn uống thì tôi đã nói ở trên, tức hạn chế đồ lạnh. Còn hít thở thì thường do nhiễm khí lạnh hoặc ngồi điều hòa trong thời gian dài, kém vận động.

Để trục hàn khí, cần kết hợp nhiều cách:

– Đồ ăn ấm

– Bổ sung thảo dược tính ấm

Tham khảo mật ong lên men nghệ riềng tỏi, với sự lên men nghệ riềng là các thảo dược ấm, có khả năng chữa lành vết viêm loét rất hiệu quả.

– Hít thở bụng mỗi ngày

– Phơi nắng khi có thể

– Vận động vừa sức.

5. Cân nhắc thật kĩ với các dung dịch nước kiềm

Dạ dày viêm đau không phải do dư thừa axit, mà là do mất cân bằng của dạ dày trong việc tiết dịch tiêu hóa và chất nhày bảo vệ.

Trong ngắn hạn, có thể dùng 1 số loại thuốc nhất định để giảm axit dạ dày để giảm sự phá hại niêm mạc. Tuy nhiên, về dài hạn thì không nên vì khi dạ dày thiếu axit thì không thể làm tốt chức năng khí hóa thực phẩm.

Tương tự, với các loại nước kiềm nhân tạo, thì uống vào sẽ trung hòa axit trong dịch vị, làm giảm khả năng khí hóa thức ăn của dạ dày. Cân nhắc kĩ trước khi dùng.

Dạ dày là suối nguồn khí huyết, khi nói về dưỡng sinh trị bệnh, việc đầu tiên là phải chăm sóc dạ dày, chăm sóc tỳ vị. Trong đó, đầu tiên là nếu đang viêm loét thì phải xử lý dứt điểm. Sau đó mới bổ gì thì bổ.

Bài đã dài, ai quan tâm thêm nhắn tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây