hành trình

Cuộc đời mỗi người có quá nhiều thứ để theo đuổi. Khi còn nhỏ, ta đuổi theo những trò chơi cùng bè bạn. Bước vào tuổi trưởng thành, ta có những kì vọng, nhưng đam mê phải theo đuổi. Rồi lập gia đình, con cái, ta dành thời gian chăm sóc, yêu thương và lo lắng cho chúng.

Đến bao giờ ta mới lo cho chính mình?

Đa phần sẽ là: hoặc bị bệnh, hoặc tuổi già. Mà bản chất chỉ là 1, đó là khi ta bắt đầu ốm yếu.

Cơ thể con người là 1 bộ máy kì diệu, mà con người đã dành cả ngàn năm nay để tìm hiểu về nó nhưng có thể cũng mất thêm cả ngàn năm nữa mới hiểu. Phương Đông gọi cơ thể là 1 tiểu vũ trụ, để mô tả sự vận hành vừa có quy luật nhưng cũng vừa phức tạp và khó hiểu của nó.

cơ thể

Tây Y áp dụng các phương pháp khoa học, phân loại và nghiên cứu từng bộ phận theo con mắt chuyên biệt. Đông Y dựa trên phương pháp lâm sàng, kinh nghiệm tổng kết, nhìn cơ thể dưới con mắt tổng quát, tương quan giữa các bộ phận. Mỗi hướng lại có ưu và nhược điểm riêng, điều này không cần tranh cãi. Vấn đề là hiểu về ưu nhược điểm của mỗi loại để áp dụng vào bản thân mình.

Có 1 câu hỏi mà nhiều người hay hỏi, rằng, nếu tôi bị bệnh, tôi nên áp dụng theo Đông Y hay Tây Y?

Bản thân câu hỏi này chưa đúng. Khi tôi bị bệnh, tôi cần hỏi bệnh của tôi là gì? Nguyên nhân do đâu? Có những biện pháp nào để chữa khỏi và ưu nhược điểm mỗi biện pháp đó là gì?

Đây là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải, bởi người ta cho rằng “mỗi người 1 chuyên môn, ai giỏi chuyên môn gì thì làm việc đó, mình bị bệnh thì nên gặp bác sĩ, không nên tự tìm hiểu.”

Nghe thấy đúng đúng, nhưng cũng có vẻ sai sai.

Tại sao không hỏi bác sĩ từ khi còn khoẻ, mà phải đợi đến khi bị bệnh mới hỏi?

Để rồi lúc cơ thể mệt mỏi, chán nản, thì ai bảo bác sĩ nào hay cũng tìm đến, ai mách bài thuốc nào hiệu quả cũng thử dùng. Lúc ấy cơ thể mà mình trân quý mỗi ngày phải chấp nhận làm chuột bạch cho vô vàn ý kiến.

Vậy ta phải làm gì?

Điều đầu tiên và trước nhất, hãy dành chút thời gian cho bản thân mình, chính xác là cho cơ thể của mình.

Con người tồn tại và trải nghiệm qua những giác quan, qua cơ thể. Thân khoẻ mạnh là bước nền cho TÂM và TRÍ.

Chẳng phải vậy mà nhà khai sáng người Nhật Fukuzawa Yukichi nói trong tác phẩm “Khuyến học” về cách dậy con khi còn nhỏ: không cần bắt nó đọc sách, không cần bắt nó học, mà đầu tiên phải hướng dẫn nó cách ăn uống cho lành mạnh, sinh hoạt cho khoa học để dưỡng THÂN. Từ đó TÂM và TRÍ sẽ do con tự phát triển.

Bể học là vô hạn, nhưng hành trình vạn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước chân.

Chúc 1 ngày cuối tuần bình an tới tất cả chúng ta!

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây