Riềng trong Đông Y có tên gọi Cao Lương Khương, cùng họ với gừng. Khác ở chỗ, gừng tươi và gừng khô có dược tính khác nhau, còn riềng tươi và khô thì giống nhau.

anh em với nhau, khi biết cách kết hợp, riềng và gừng sẽ là vị thuốc dân gian hàng đầu cho tiêu hoá. Lưu lại dùng cho mấy ngày Tết sẽ ăn nhiều.

Củ riềng vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống khí lạnh, ngừa ngộ độc, tăng cường tiêu hoá. Thường được dùng trong việc xử lý đau bụng cấp tính, đau bụng do ăn thực phẩm lạ hoặc đau bụng đi ngoài do lạnh bụng, ăn uống quá tải.

Kết hợp với gừng khô, hiệu quả nhanh và tốt hơn.

Nguyên liệu

– Riềng chọn củ già, rửa sạch, thái lát. Lấy khoảng 5 lát.

– Gừng khô, có bột hoặc tinh chất gừng càng tốt. Lấy ½ thìa café, khoảng 3g.

– Mật ong sạch, nước sôi

Cách làm

– Riềng gừng cho vào cốc, cho khoảng 200ml nước sôi, khuấy đều. Vừa khuấy vừa thổi.

– Khi đó tinh dầu gừng riềng sẽ bốc lên, cố gắng hít thật sâu để tinh dầu vào phổi.

– Sau khoảng 1 phút thì cho 1-2 thìa mật ong. Rồi vừa thổi vừa uống.

Công thức này đặc biệt tốt cho

– Người bị lạnh bụng, đi ngoài

– Người tụt huyết áp, gặp gió lạnh.

– Người ăn uống quá tải, khó tiêu, đầy hơi

– Người bị nấc

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây