Hôm rồi vào thăm người thân phải xử lý cắt bỏ túi mật do viêm cấp, tôi tranh thủ hỏi chuyện mấy bác sĩ ở Khoa, mới biết rằng càng ngày càng nhiều người trẻ gặp vấn đề về túi mật. Và thường đến khi vào viện xử lý là đã ở giai đoạn viêm nặng, hầu như phải bỏ để tránh lan sang gan.

Túi mật nhỏ, nằm dưới gan, có tác dụng chứa các dịch tiêu hóa từ gan tiết ra, cô đặc rồi điều hòa tiết vào đường ruột để tiêu hóa chất đạm, béo. Bản thân túi mật không tiết ra chất dịch tiêu hóa nào cả, nhưng lại là nơi “luyện mật” và phân phối dịch tiêu hóa vào đường ruột. Do đó, có thể coi túi mật như cánh tay phải đắc lực của Gan.

Cũng chính túi mật là nơi “luyện mật”, nên nó cũng chưa nhiều chất dịch quan trọng, tinh túy từ gan. Nên trong Đông Y, các loại mật động vật (mật gấu, mật rắn,…) luôn là 1 bị bồi bổ quý cho cơ thể. Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng không cần phải dùng mật động vật, vì nhiều loại thực phẩm khác thay thế được.

Cụ thể, các thực phẩm đó chính là các vị rau có vị đắng tự nhiên, màu xanh, giàu chất xơ. Phải kể đến 1 số cái tên sau:

– Rau má: nên ăn sống, cả xơ.

– Rau cải đắng

– Đậu bắp: tuy không đắng nhưng lại có chất nhớt tự nhiên tốt cho đường ruột.

– Rau tầm bóp: vừa tốt túi mật, vừa tốt tim mạch

– Bơ: chất béo tốt

Ngoài ra, quan trọng nhất để giúp túi mật khỏe mạnh chính là giảm tải áp lực cho nó:

– Hạn chế chất béo xấu, dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần

– Hạn chế ăn đồng thời chất béo và chất cồn, mà ngắn gọn là việc nhậu nhẹt.

– Hạn chế đồ cay nóng. Vị cay triệt tiêu vị đắng, nói cách khác, ăn quá cay sẽ làm tiêu hao nhiều dịch mật, khiến túi mật mệt mỏi.

– Hạn chế ăn quá nhiều bữa, ăn vặt.

Cuối cùng, phải luôn nhớ tăng cường chức năng cho gan. Gan khỏe, các dịch tiêu hóa đủ, thì túi mật sẽ lưu thông, đủ dịch tiêu hóa để đẩy các cặn sỏi có thể có, và đặc biệt là xử lý các loại hại khuẩn có thể xâm nhập vào gây viêm.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây