Vấn đề của “dân văn phòng” và lời khuyên

“Bác ơi, chân tay cháu hay bị tê tê, ngồi làm việc, đánh máy tính mà cảm giác bàn tay nó không thật. Các ngón tay cứ như bị hàng trăm hàng ngàn con kiến nhỏ xíu đốt. Nó không quá đau nhưng cứ buồn bực, không tập trung làm được việc gì cả.”

“Bác ơi, cháu làm văn phòng, cứ đến cuối ngày là vai với gáy rất mỏi. Cháu có tập yoga và thực hiện massage châm cứu bấm huyệt ở 1 số nơi mà hiệu quả chậm. Cháu nhờ bác xem có cách nào không ạ? Vì cháu đã có gia đình, quỹ thời gian cũng hạn chế, không thể đi tập hoặc chữa dài ngày được ạ.”

Khi ngồi lâu 1 tư thế, hoặc vật gì đè lên tay, lên chân, thì cảm giác bị tê xuất hiện.

Đó là do máu không tới được bàn tay, bàn chân. Tương tự vậy, nếu không có vật gì đè vào, hoặc tư thế ngồi rất bình thường, mà vẫn bị tê bì, thì chắc chắn là do lưu thông khí huyết tới các chi gặp tắc nghẽn.

Bàn chân, bàn tay, là những nơi cách xa tim nhất trên cơ thể. Nên cảm giác tê bì thường xuất hiện sớm ở lòng bàn tay và bàn chân. Nguyên nhân không phải là do có cái gì đè lên tay, chân, mà đơn giản là huyết không lưu thông được tới 2 vị trí đó, nên xuất hiện cảm giác tê bì.

Tương tự, cái gốc của đau mỏi vai gáy không phải là đau cơ.

Nếu đau cơ, chỉ cần xoa bóp nghỉ ngơi vài ngày là khỏe. Cái gốc đó nằm ở lưu thông khí huyết. Do tư thế ngồi làm việc máy tính nhiều giờ, 2 tay để phía trước, cản trở đường lưu thông của khí huyết lên phần vai gay, lâu ngày khiến cùng cơ vai gáy bị đau.

Tôi xếp chung 2 loại tê bì tay chân và đau mỏi vai gáy vào 1 nhóm vấn đề của chị em văn phòng hay gặp. Bởi xuất phát từ tính chất công việc, ngồi nhiều, đánh máy tính, ít vận động, thường uống không đủ nước và đặc biệt là bận bịu với việc chăm sóc gia đình mà ít có thời gian tập luyện.

Với chị em văn phòng gặp vấn đề này, tôi có lời khuyên sau:

1. Ích khí

Khí lấy vào cơ thể có 2 nguồn chính: khí trời và khí từ thức ăn. Khí trời lấy vào cơ thể qua phổi, còn khí từ thức ăn lấy qua quá trình tiêu hoá ở đường ruột.

Muốn lấy khí trời nhiều, cách tốt nhất là thở sâu. Để thở sâu, có thể thông qua 1 hoạt động thể dục, thể thao nào đó hoặc những bài tập thở bụng, thiền.

Mỗi ngày nên vận động tối thiểu bằng cách vẩy tay 10 phút và nằm ngửa đạp xe 5 phút. Đây là những bài tập vô cùng đơn giản, dễ làm, nhưng hiệu quả rất lớn trong việc hỗ trợ lưu thông khí huyết.

Còn với khí từ thức ăn, thì chú ý bổ sung các thực phẩm có tính dương, vị ngọt. Tất nhiên, vẫn phải cần chú ý không để quá thiên lệch, nếu không sẽ dễ bị táo bón, nóng trong, mất nước.

Tham khảo ích khí khang hoặc mật ong lên men gừng chanh tỏi của tôi hỗ trợ ấm thận, bồi bổ tỳ vị.

2. Bổ huyết

Huyết trong Đông Y gồm toàn bộ chất dịch chảy trong hệ thống huyết của cơ thể. Gồm có hồng cầu, tiểu cầu, các loại hooc môn nội tiết, cũng như cả hệ thống miễn dịch và hệ bạch huyết thải độc.

Để bổ huyết, cần làm những việc sau:

– Làm sạch huyết, giúp huyết lưu thông dễ dàng

– Tăng cường thực phẩm tạo huyết, như giàu sắt, kẽm,…

– Giảm nồng độ mỡ trong huyết.

– Bổ sung các thảo dược tạo huyết như Hà Thủ Ô, Nhân Sâm, Tam Thất.

– Đủ nước tốt để dưỡng gan, vì Gan Tàng Huyết.

Lưu ý, chu kì huyết thông thường là 120 ngày, tức 4 tháng. Do đó, để cải thiện chất lượng huyết, cần kiên trì áp dụng các phương pháp tôi kể trên trong tối thiểu 3-4 tháng. Nhất là bổ sung các thực phẩm bổ huyết.

Tham khảo viên uống bổ huyết và bổ huyết plus của tôi để nhanh chóng có hiệu quả.

Bài viết tới đây đã dài, ai cần thêm thông tin nhắn tôi hỗ trợ.

Nếu thấy kiến thức là hữu ích, hãy cùng tôi lan tỏa để thêm nhiều người được biết.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây