Nên mổ hay không?

Bác ơi, cháu bị U giáp. Đi kiểm tra thì BS khuyên cắt bỏ. Mà cháu tham khảo mấy người đã từng cắt thì họ bảo không nên, vì sau đó có nhiều vấn đề lắm. Cháu đang lăn tăn quá, nhờ bác hỗ trợ tư vấn thêm.

Theo tôi được biết, các bác sĩ ở Singapore rất ít khi chỉ định mổ, trừ trường hợp bị K tuyến giáp (u ác), hoặc biến chứng quá nặng. Và tôi cũng đồng tình với quan điểm này.

Tôi không hiểu tại sao ở Việt Nam đa phần khuyên bệnh nhân mổ cắt tuyến giáp một cách dễ dàng quá, mà không hề tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ hậu quả của việc mất tuyến giáp. Như vậy là chưa làm tròn trách nhiệm của người làm nghề Y.

Tôi nghĩ, có thể tâm lý cắt bỏ ăn sâu vào suy nghĩ của các bác sĩ và bệnh nhân. Rằng cứ hỏng là bỏ, bỏ cho an tâm, bỏ rồi thì không bị tái phát nữa. Thực tế là nhiều bệnh nhân cứ “đòi” bác sĩ và bệnh việc phải cắt bỏ, chứ không phải lúc nào bác sĩ cũng khuyên vậy. Theo thời gian, thì các bác sĩ nếu thấy có thể cắt bỏ là cắt bỏ luôn chẳng lăn tăn gì cả.

Ở bài viết này, tôi không thể trả lời cụ thể là nên hay không, vì phải tùy từng thể trạng của người bệnh, và hiện trạng của tuyến giáp, mới đưa ra lời khuyên cụ thể được. Bởi cắt tuyến giáp sẽ để lại những hậu quả lâu dài khó lường trước, tiêu biểu trong đó là việc phải phụ thuộc vào thuốc nội tiết bổ sung.

Thay vào đó, tôi xin đưa ra lời khuyên trên góc nhìn chăm sóc sức khỏe chủ động, tức là phòng bệnh. Nghe xong rồi thì ai đang gặp vấn đề thì nên đi kiểm tra 2-3 nơi uy tín xem mức độ bệnh hiện tại, rồi có thể nhắn thêm để tôi tư vấn.

Đầu tiên, cần phải hiểu rằng, tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, giữ vai trò quan trọng đối với RẤT nhiều hoạt động trao đổi chất, dẫn truyền thông tin, thần kinh,…

Ngoài việc trực tiếp sản xuất ra nhiều hooc môn nội tiết quan trọng, tuyến giáp còn giúp điều hoà sự vận chuyển và chức năng của nhiều nội tiết tố khác của cơ thể.

Mà nội tiết tố lại đóng vai trò chất xúc tác cho hàng loạt các phản ứng sinh hoá. Thiếu nó thì dù cơ thể có đầy đủ hết các nguyên liệu thì cũng chẳng thể phản ứng được. Như là nấu cơm, đủ gạo đủ nước đủ củi rồi mà thiếu cái bật lửa vậy.

Tuyến giáp quan trọng như vậy, mà nhiều người có xu hướng muốn cắt béng nó đi một cách rất nhanh chóng, cho “yên tâm”, mà không chịu tìm hiểu bất cứ thông tin nào.

Theo tôi được biết, cứ 100 phụ nữ có vấn đề về sức khỏe thì có tới 72 người gặp vấn đề về tuyến giáp. Tại sao tuyến giáp lại chủ yếu chị em gặp phải?

Bởi liên quan đến yếu tố tâm lý và nội tiết tố.

Tâm lý phụ nữ phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng hơn nam giới.

Còn nội tiết thì biến động nhiều, nhất là chuyện nguyệt san và sinh đẻ. Nhiều chị em sau khi sinh 1 đứa con thì cảm giác cơ thể mình như chuyển thành người khác là vậy.

Để tuyến giáp khỏe mạnh, tôi có mấy điều khuyên các chị như sau:

1. Dinh dưỡng

Đầu tiên phải nói tới iốt. Bởi nồng độ iốt ở tuyến giáp cao gấp 60.000 lần ở các cơ quan khác. Do đó, khi cơ thể thiếu iốt, nó sẽ lấy ở tuyến giáp đầu tiên.

Nhắc tới iốt, nhiều người nghĩ tới muối. Nhưng không phải, tảo mới là loại thực phẩm chứa nhiều iốt. Các loại tảo, rong biển, nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng tuần.

Ngoài ra, chú ý, muối tinh chế là muối không có iốt. Nên sử dụng nước mắm nguyên chất trong nấu nướng, kết hợp với muối biển hạt to là tốt nhất.

Ngoài iốt, các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, hạt điều, rất giàu magiê, kẽm và các vitamin cần thiết cho tuyến giáp.

Sau i-ốt thì chú ý tới canxi giúp tôi. Vì tuyến giáp, cụ thể hơn là tuyến cận giáp có vai trò điều hòa canxi trong cơ thể. Khi tuyến giáp yếu, lượng canxi không điều hòa, sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của cơ thể.

Tham khảo viên canxi hữu cơ của tôi để hỗ trợ bổ sung canxi dễ hấp thu cho cơ thể, tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

2. Khơi thông con đường nội tiết.

Tuyến giáp nằm ở ngã 3 nội tiết. Khi tuyến giáp mất đi, con đường này sẽ rất dễ tắc nghẽn, thiếu hụt nội tiết và không phân phối nội tiết đi đúng nơi cần đến.

Để hỗ trợ cơ thể, cần chú ý tăng cường lưu lượng nội tiết ở các khu nội tiết còn lại:

– Ở não: không gì tốt hơn là giấc ngủ ngon, ít căng thẳng và bổ sung đầy đủ đường tốt.

– Ở dưới cơ thể: chú ý cho thận và gan được khỏe mạnh, để tuyến thượng thận, tuyến tụy được rảnh tay trong việc tiêu hóa thức ăn, có năng lượng trong việc sản xuất hoóc môn bù đắp cho tuyến giáp.

Chú ý bổ sung nước tốt. Nước tốt giúp gan thận được thanh lọc. Ngoài ra, nên định kì dùng trà đu đủ để thải độc, tiêu u viêm, đặc biệt cần thiết nếu trong cơ thể còn đang có 1 số chỗ u nang nhỏ.

Lưu ý, nhiều người mới dùng trà tiêu u viêm, trong vài ngày đầu có thể có hiện tượng phân lỏng, nát, có mùi nặng là do thải độc tố qua đường đại tiện.

– Ở buồng trứng: chú ý giúp buồng trứng khỏe mạnh, qua việc vận động và ngâm mông. Đọc lại bài tôi đã viết về buồng trứng.

Vì vậy lời khuyên của tôi cho những ai bị bệnh tuyến giáp (dù đã cắt hay chưa cắt): hãy lập tức thải độc cơ thể.

3. Chăm sóc bản thân – Tinh thần là VUA

Tôi đặc biệt nhấn mạnh về yếu tố tâm lý, tinh thần cho người bị tuyến giáp. Bởi tinh thần tốt, vui vẻ, sẽ giúp não khỏe mạnh, các tuyến nội tiết ở não sẽ hoạt động tốt, bổ sung cho sự thiếu hụt nội tiết của tuyến giáp.

Với tinh thần, không gì tuyệt vời hơn âm nhạc.

Hãy dành thời gian để thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật, chơi nhạc cụ, vẽ tranh, khiêu vũ, hoặc bất cứ hoạt động gì mà các chị yêu thích.

Sự tập trung chính là thiền. Thiền giúp tâm trí thoải mái và an lạc.

Mỗi ngày khoảng 5-10 phút là đủ.

Học cách dành thời gian yêu thương bản thân mình chính là tiên dược cho các vấn đề tuyến giáp.

Bài viết đã dài, ai cần thêm thông tin nhắn tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây