Nói đến âm khí, tôi không nói chuyện tâm linh, mà là nói chuyện sức khoẻ. Âm khí là hàn khí nhưng lạnh sâu hơn, dễ xâm nhập vào các huyệt đạo của cơ thể mà gây bệnh chứ chẳng có gì khó hiểu cả.

Ngoài ra, tháng 7 âm cũng là tháng chuyển mùa từ hạ sang thu: nóng lạnh, nắng mưa thay phiên liên tục. Hôm nay nắng, mai lại mưa to. Chứ không nắng dài ngày như tháng 5, tháng 6.

Theo Đông Y, đây là mùa là cả tinh thần và cơ thể đều khô khan. Bởi sau cái nóng mùa hè, tháng 7 lại nhiều khí âm, nên phổi rất dễ bị lạnh, yếu và khô. Do vậy cơ thể cũng dễ bị cúm hơn.

Ngoài ra, phổi còn liên quan chặt chẽ tới da và đại tràng. Do vậy, khi phổi khô, da cũng khô và đại tràng cũng mất nước, gây nên táo bón.

Để cơ thể khoẻ mạnh trong tiết trời này, cần chú tâm mấy điều sau:

1. Tăng cường nước tốt: uống đủ ít nhất 2 lít mỗi ngày. Tốt nhất là các loại trà thảo dược có tính mát như trà mát gan.

2. Bổ sung thêm các thực phẩm nhuận tràng, tính ấm: mật ong, vừng đen, hạt óc chó, tỏi, hành, ớt, gừng, tiêu, trong bữa ăn.

Ăn đa dạng, thêm đạm để tăng cường sinh huyết.

Tham khảo công thức vừng đen mật ong tôi có chia sẻ. Hoặc dùng mật ong lên men gừng chanh tỏi tăng cường ngày 2-3 lần.

3. Tập luyện và hít thở bụng mọi lúc mọi nơi có thể: giúp phổi khoẻ, tăng cường lưu lượng oxy trong máu và làm sạch phổi.

Cuối cùng, đừng gọi tháng 7 là tháng cô hồn, vì chữ cô hồn thường được xem là xui xẻo, không nên làm gì. Tháng 7 âm lịch là tháng vu lan báo hiếu, tháng của sự tri ân công đức sinh thành. Ở góc độ tâm linh, tháng 7 là tháng mà người âm được “tự do đi lại”, mà đi lại cũng không phải lung tung, mà là đi về thăm quê quán, người thân, con cháu xưa.

Vậy nên, mọi người đừng sợ tháng 7, mà hãy dành thời gian để hỏi thăm sức khoẻ ông bà cha mẹ.

Có thể là hình ảnh về văn bản

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây