Hiểu để xử lý tận gốc

Hệ thống tuần máu có 2 phần chính: động mạch và tĩnh mạch. Động mạch đưa máu từ tim tới các tế bào. Tĩnh mạch lấy máu từ các tế bào về tim. Trong Đông Y, động mạch là dương, tĩnh mạch là âm.

Theo triết lý Âm Dương của Phương Đông, người nam thuộc tính Dương, người nữ thuộc tính Âm. Tương ứng với hệ thống động mạch thuộc Dương, tĩnh mạch thuộc Âm, thì nữ giới hay gặp vấn đề về tĩnh mạch như suy giãn tĩnh mạch, nổi gân xanh hay huyết áp thấp. Còn nam giới thì lại gặp các vấn đề về động mạch như xơ vữa, huyết áp cao.

Về mặt Tây Y, theo các thông kê, tỷ lệ phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch chân gấp 3 lần nam giới. Và có tới 1/3 dân số trong độ tuổi làm việc gặp vấn đề về việc này. Đặc biệt là các cô giáo hay phải đứng 1 chỗ và chị em làm văn phòng ngồi nhiều.

Ban đầu, đó chỉ là các mạch máu nhỏ, màu xanh nổi li ti hình màng nhện ở bắp chân, bàn tay. Dần dần, nếu không xử lý, sẽ hình thành các mạch lồi khỏi da, gây phù, thậm chí là loét.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ mấy điều sau:

1. Tĩnh mạch ở chân dùng van 1 chiều, thứ van này sẽ bị kém đi theo thời gian. Chưa kể các chất bẩn ở tĩnh mạch không được lưu chuyển để thải ra ngoài, dần tích tụ lại, khiến thành mạch bị căng phồng lên.

2. Chân, tay là cơ qua nằm xa tim. Trong quá trình vận động, làm việc, máu ở tĩnh mạch chân trở về tim chủ yếu nhờ sự vận động các cơ bắp chân hoặc bàn tay. Ở phụ nữ, việc vận động này thường ít hơn nam. Đặc biệt với chị em ngồi làm việc văn phòng nhiều, ít vận động, đi lại.

3. Huyết ở tĩnh mạch được lưu chuyển 1 phần nhờ khí trong cơ thể. Mà phụ nữ Việt thường thể chất kém, khí kém, dẫn tới lưu thông tĩnh mạch yếu hơn nam giới.

Khi đã hiểu về 3 nguyên nhân ở trên, thì sẽ có hướng xử lý tổng quát. Phải kết hợp cả trong và ngoài, từ ăn uống, bổ sung, đến tập luyện, mát xa, đi tất chân,… Bất cứ phương pháp đơn lẻ nào, cũng khó lòng mà có kết quả tốt được.

Vấn đề suy giãn này không có nguyên nhân trực tiếp nên Tây Y sẽ không có thuốc “đặc trị”, mà đơn giản mà nếu suy giãn nhiều quá, họ sẽ can thiệp ph ẫu thuật.

Về Đông Y, lời khuyên của tôi để xử lý suy giãn tĩnh mạch chân như sau:

1. Thanh lọc huyết

Thanh lọc huyết để làm tăng khả năng lưu thông huyết ở cả động mạch và tĩnh mạch. Huyết sạch, lưu thông tốt, sẽ tự làm sạch các mảng bám, các cặn bẩn trong mạch, giúp thành mạch không phải chịu áp lức quá lớn.

Để thanh lọc huyết cần đủ nước tốt và giảm mỡ xấu trong huyết.

Tham khảo trà mát gan giúp tôi.

2. Ích khí bổ huyết

Để huyết lưu thông thì cần bồi bổ cả khí và huyết. Chỗ này nhiều người không biết, thường chỉ chăm chăm ăn thêm các loại bổ sắt mà bỏ qua việc chăm sóc và làm ấm thận.

Khí ấm từ thận hỗ trợ huyết lưu thông trong mạch máu tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch, giúp khai thông dòng chảy, giảm áp lực lên thành mạch.

3. Mát xa tĩnh mạch với dầu dừa ngâm gừng

Bài dầu dừa ngâm gừng tôi đã giới thiệu.

Dầu dừa giúp thành mạch mềm hơn, gừng nóng giúp tăng cường lưu thông huyết dưới da. Công thức ngâm tôi đã giới thiệu, mọi người tìm đọc lại.

Làm vào buổi tối, trước đi ngủ, xoa bóp làm mềnh phần tĩnh mạch bị suy giãn, rồi đi tất chân dài kín phầ bắp chân, giúp cho cho ngấm vào mạch máu từ từ.

Sáng ngủ dậy không cần rửa lại.

4. Đi bộ

Nhiều chị em lo ngại việc đi bộ làm chân to bắp chân. Thực tế thì ngược lại. Tập chân, chú trọng vào cơ bắp chân, sẽ giúp chân săn chắc thon gọn. Để tập mà to được chân không phải là dễ đâu.

Như tôi nói ở trên, cơ bắp chân có nhiệm vụ tạo áp lực lên tĩnh mạch, đẩy các chất bẩn đến hệ thống thải độc. Do đó, luyện tập phần cơ cho bắp chân là vô cùng quan trọng.

Cuối cùng, tham khảo bộ đôi dưỡng huyết (trà mát gan và viên uống bổ huyết) của tôi, đang được khuyến mại mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Nếu thấy kiến thức hữu ích, hãy cũng tôi chia sẻ để thêm nhiều người được biết.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây