Khí, là 1 khái niệm quan trọng trong nền tảng y học Đông Y. Khí huyết lưu thông, phòng ngừa bách bệnh. Nhiều người đã biết.

Huyết, nhiều người hiểu là máu. Chưa đủ. Huyết là tất cả các chất dịch lưu thông trong hệ thống mạch của cơ thể. Gồm máu, bạch huyết, hoóc môn, nguyên tố vi lượng, huyết tương.

Tương tự, khí không phải chỉ là khí sinh ra từ thận hay khí lấy từ phổi trong quá trình hô hấp. Đông Y chia khí trong cơ thể theo nguồn gốc hình thành và nhiệm vụ của nó với sức khỏe.

Đầu tiên là khí trong thận. Khí trong thận có 2 nguồn gốc chính. 1 là từ thực phẩm, được tỳ vị hấp thu, chuyển hóa và dẫn xuống thận, gọi là tinh khí. 2 là từ cha mẹ, tức là di truyền, được gọi tinh tiên thiên.

Dưới sự kết hợp từ tinh khí và tinh tiên thiên, khí trong thận sinh ra 2 loại khí là: Nguyên khí và Chính khí.

Nguyên khí ở lại thận, chuyển hóa thành tinh tủy. Tinh tạo sinh lực, tức là sinh lý, ở Nam thì là tinh dịch, ở nữ thì là âm dịch và trứng. Tủy hóa xương và huyết. Răng là phần thừa của xương và tóc là phần thừa của huyết.

Chính khí không ở lại thận mà được vận hóa lên Phổi. Tại phổi, chính khí kết hợp với khí trời do phổi hấp thu được, chuyển thành 2 dạng khí là Dinh khí và Vệ Khí.

Dinh khí, tức là khí mang theo dinh dưỡng, oxy, từ phổi lan tỏa đi khắp các tế bào trong cơ thể. Sau đó dinh khí cũng hỗ trợ vận chuyển các chất thải từ tế bào về phổi, rồi qua gan thận để lọc, loại bỏ chất độc.

Vệ khí, tứ là khí có tính chất bảo vệ cơ thể, cũng chính như 1 tấm lá chắn, 1 phần của hệ miễn dịch. Vệ khí là khí mạnh, nhanh, lan tỏa khắp cơ thể tới phần biểu bì, tức làn da, ở bên ngoài. Nhờ đó mà vệ khí giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các loại tà khí và hàn khí từ bên ngoài vào.

Ban ngày thì vệ khí xuất dương, ban đêm thì vệ khí lại nhập âm. Nên về đêm, sau 21h, thì hạn chế nước lạnh, chọn chỗ kín gió, để giúp cơ thể không bị hàn khí xâm nhập.

Do đó, nói về khí trong cơ thể, nếu chỉ nhắc tới thận thì là 1 thiếu sót rất lớn. Phải gồm có: Phổi, Tỳ vị (đường ruột) và Thận. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người, nhất là đàn ông, chỉ chăm chăm bổ thận mà rút cục hiệu quả chẳng có bao nhiêu mà tiền thì tốn kém.

Quay lại, nếu để hiểu ngắn gọn nhất về Khí, thì cần nhớ giúp tôi:

– Nguyên khí: kết hợp của Thận và Tỳ Vị, giúp tạo tinh tủy, sinh lực, huyết cho cơ thể. Người sinh ra thận yếu, thì vẫn hoàn toàn có thể bồi bổ tỳ vị để cân bằng lại, chứ không có chuyện thể trạng yếu là yếu suốt đời hay sinh ra khỏe mà chủ quan không giữ gìn thì cũng có ngày suy kiệt.

– Chính khí: kết hợp của Thận và Phổi, giúp vận chuyển dinh dưỡng đi khắp cơ thể, mang chất thải tới nơi lọc bỏ, đồng thời là lớp lá chắn bảo vệ khỏi hàn khí và tà khí xâm nhập từ bên ngoài.

Ở đây, có 1 điểm cần chú ý khi nói về Chính Khí, đó là hiện nay, tình trạng lạm dụng khẩu trang quá nhiều, đặc biệt là với các cháu nhỏ, khiến cho phổi bị cản trở hô hấp, không lấy được đủ khí thiên nhiên, vốn đã khan hiếm ở các đô thị lớn.

Với người lớn, muốn tăng cường chính khí, thì ngoài bổ thận thông qua ăn uống, cần phải học cách hít thở, thông qua các bài tập khí công, hay các bài tập thể dục thể thao, dưỡng sinh mà tôi thường chia sẻ.

Tham khảo bộ đôi cường khí bổ huyết của tôi gồm: mật ong lên men bồi bổ tỳ vị và viên uống bổ huyết giúp tăng cường sức khỏe thận.
Hoặc nhắn tin tôi hỗ trợ thêm.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây