dưỡng sinh

Sống trên đời, ai cũng muốn hạnh phúc. Và trong mọi định nghĩa về hạnh phúc, không bao giờ thiếu đi sức khỏe.

Làm thế nào để có sức khỏe tốt? là câu hỏi mà tôi thường nhận được, và cũng là điều mà tôi luôn muốn chia sẻ. Thân cường bệnh nhược, thay vì trị bệnh, tôi muốn giúp mọi người có “thân cường”.

Sau nhiều năm nghiên cứu, trò chuyện với hàng ngàn người, cả trong và ngoài nước, đặc biệt là người Nhật, tôi đúc rút được 5 điều quan trọng nhất ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như sau. Trong đó, chuyện ăn gì, ăn thế nào, chỉ xếp số 4 mà thôi.

1. Tinh thần tốt

Trong Đông Y, có câu nói: tinh thần là vua.

Vua có thể không giỏi 1 việc cụ thể gì, nhưng không có vua thì đất nước ấy không tồn tại nổi.

Tương tự vậy, tinh thần không làm nhiệm vụ tiêu hóa, thải độc hay bất cứ nhiệm vụ cụ thể nào. Nhưng tinh thần là điều quyết định đến môi trường nước trong cơ thể.

Ai cũng biết, hơn 75% cơ thể chúng ta là nước. Nước chính là môi trường diễn ra toàn bộ các hoạt động sống. Cũng giống như 1 cái ao. Nước trong ao là môi trường để các loài tôm cua cá, các loại rong rêu hay rau cỏ tồn tại và phát triển.

Các trạng thái tinh thần khác nhau sẽ quyết định môi trường nước nội cơ thể khác nhau. Khi tinh thần căng thẳng, khó chịu, thì nước nội môi sẽ đục ngàu, đầy tính axit.và ngược lại, khi tinh thần thoải mái, vui tươi, nước nội môi sẽ thanh sạch.

Chỗ này tôi vẫn hay đùa, nước trong quá thì không có cá, con người lúc nào cũng cười cười thì chỉ có thể là có vấn đề thôi. Người khỏe mạnh, vui tươi, nhưng cũng có những lúc suy tư, căng thẳng, là điều hết sức bình thường và tốt. Phải có lao động về trí óc, có chút căng thẳng, suy nghĩ, thì não bộ mới được rèn luyện, môi trường nước trong cơ thể mới tốt.

2. Nghỉ ngơi đủ

Chúng ta ngày càng không biết thế nào là nghỉ ngơi. Trước khi đọc tiếp, anh chị thì tự trả lời giúp tôi, thế nào là nghỉ ngơi?

Không có gì phức tạp cả, nghỉ ngơi chỉ đơn giản có 2 điều, là: ngủ và thở.

Giấc ngủ:

trung bình con người dành 1/3 cuộc đời để ngủ. lúc mới sinh ra thì ngủ nhiều, càng về cuối thì ngủ càng ít hơn, đó là điều bình thường. Mỗi độ tuổi cần có 1 thời lượng ngủ khác nhau. Và mỗi người lại có cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá giấc ngủ sẽ là:

– Ngủ có sâu giấc không? Có bị tỉnh dậy ban đêm không? Có mơ mệt không?

– Ngủ dậy có sáng khoái hay mệt mỏi? Có tỉnh táo hơn hay lại muốn ngủ li bì?

– Ngủ dậy thấy miệng có đăng, có chua không? Hơi thở có bị nặng mùi không?

Chưa kể là phải có giấc ngủ trước ngắn làm sao cho hiệu quả nữa.

nghỉ ngơi

Thở

Thở là bản năng của sự sống. Nhưng cũng lại là điều mà nhiều người làm sai nhất.

Thở cần sự tập trung, cảm nhận luồng hơi thở vào ra nhịp nhàng. Thở tốt nhất là bằng bụng, chậm rãi, đều. Không quan trọng ngồi, đi, đứng hay nằm. Bất cứ lúc nào tập trung, phải cảm nhận được sự luân chuyển của hơi thở.

Tôi dùng chữ thở thay cho chữ thiền, bản chất 2 việc này không khác gì nhau, nhưng chữ thiền hiện bị nhiều người hiểu sai mà gán cho các tôn giáo này nọ, nên tôi hạn chế dùng chữ thiền.

Sự nghỉ ngơi không phải là không làm gì cả. Trái ngược lại, sự nghỉ ngơi cần phải học, thực tập và chú tâm làm mỗi ngày. Nghỉ ngơi chính là lúc đưa con người trở về vô thức, giúp tái khởi động cơ chế chữa lành diệu kì của chúng ta. Chỉ khi nghỉ ngơi, cơ thể mới chữa lành được, vì năng lượng sẽ ưu tiên cho việc chữa lành này.. Còn khi cơ thể vận động, mọi năng lượng phải ưu tiên dành cho các hoạt động sống.

3. Các phương pháp thải độc và thanh lọc cơ thể

Trong quá trình tồn tại và phát tiển, cơ thể không thể tránh khỏi việc nhiễm độc tố. Cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài thì rõ rồi, từ biến đổi môi trường, cho tới các vấn đề về không khí, nước, thực phẩm. Còn bên trong chính là hoạt động của các tế bào, luôn sinh ra 1 lượng chất thải cần thanh lọc mỗi giây, mỗi phút.

Đến như cái ao, để nó không thành cái ao tù nước đọng, thì mỗi ngày 2 lần, người ta cũng phải tát ao, bỏ bớt bùn thải, và rắc vôi khử trùng.

Chứ nói đến cơ thể, thì việc làm này phải thường xuyên hơn và phức tạp hơn. Và để thanh lọc cơ thể, từ đường ruột, đại tràng, cho tới gan, thận và đặc biệt là tuyến bạch huyết, cần phải kết hợp nhiều điều, chứ không thể chỉ áp dụng 1 phương pháp mà được.

Chủ đề này dài, tôi sẽ lên bài chia sẻ dần.

Ở đây muốn nói, việc thải độc và hỗ trợ thanh lọc cơ thể là vô cùng quan trọng, vì dù cơ thể có cơ chế tự làm sạch, nhưng định kì, chúng ta phải hỗ trợ nó, nếu không theo thời gian, khả năng tự làm sạch sẽ kém đi nhiều.

4. Ăn dưỡng sinh

Ăn là hoạt động quan trọng, tôi đồng ý. Nhưng với sức khỏe, ăn gì không quan trọng bằng ăn như thế nào.

Chuyện ăn chay, ăn mặn, tôi đã viết nhiều, ở đây, xin tóm gọn lại thế này. Qua hàng chục năm nghiên cứu sách vở, hàng ngàn cuộc trò chuyện với những cao niên cả trong và ngoài nước, đều từ 80, 90 tuổi trở lên, tôi thấy rằng, mấy yếu tố quan trọng khi ăn như sau:

– Ăn chậm nhai kĩ

– Ăn vừa đủ, đáng ăn được 10 phần thì nên ăn 8 thôi

– Mùa nào thức đó, ở đâu ăn quen ở đó. Ở Việt Nam thì ăn theo thực phẩm Việt Nam, không nên bắt chước y nguyên chế độ ăn của bất cứ nơi nào khác.

– Khi cơ thể suy nhược, thì phải ưu tiên bồi bổ. Khi cơ thể thừa chất, nhiễm độc thì phải ưu tiên thanh lọc, nhịn ăn.

5. Thực phẩm dưỡng sinh bổ trợ

Thực phẩm dưỡng sinh là các loại thực phẩm có giá trị dược tính cao, nhưng không nên ăn nhiều, ăn thường xuyên. Chẳng hạn như nhân sâm, tam thất, đông trùng hạ thảo,… mà mỗi tháng, mỗi năm, chỉ nên ăn bổ trợ vào. Bởi những loại thực phẩm dưỡng sinh này chính là các người chuyên gia chuyên nghiệp, giúp cơ thể sửa chữa những vấn đề khó phát hiện ra.

Chẳng hạn như viên uống bổ huyết của tôi. Tôi vẫn khuyên, mỗi năm nên uống 3 tháng, để hỗ trợ bồi bổ huyết, cả về chất và lượng. 3 tháng là đủ, giúp cơ thể tạo huyết mới, thay thế huyết cũ đã kém chất lượng.

6. Tập luyện

dưỡng sinh

Việc tập luyện cốt để tăng cường lưu thông khí huyết, và giúp các bó cơ, xương khớp được rèn luyện. Tập luyện phải vừa sức, phù hợp độ tuổi và thể trạng. Và quan trọng nhất là phải đều đặn.

Tập luyện cường độ quá cao, hoặc quá nặng, thường phản tác dụng trong việc dưỡng sinh duy trì tuổi thọ và sự khỏe mạnh.

Đó là lý do mà các vận động viên chuyên nghiệp đôi khi lại gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn sau khi ngừng tập luyện, và tuổi thọ cũng không phải là cao.

Trên đây là 6 yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe mà tôi đúc rút qua nhiều năm nghiên cứu và thực tiễn. Theo thứ tự, tập luyện không đúng thì phải ăn đúng. Ăn chưa đúng thì phải thải độc đúng. Thải độc chưa đúng thì phải nghỉ ngơi đúng. Nghỉ ngơi chưa đúng thì phải có tinh thần đúng.

Tinh thần mà không tốt, không khỏe, thì tất cả những thứ ở dưới không có ý nghĩa gì cả!

Bài viết đã dài, nếu thấy hay, hãy cùng tôi chia sẻ để thêm nhiều người được biết. Chúc sức khỏe tới tất cả chúng ta!

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây