Chuyện kể rằng: Ở một nhà kia, chuột nhiều quá, phá phách chịu không nổi. Nuôi mèo, đặt bẫy, thuốc chuột, keo dính chuột… chẳng ăn thua!

Thế rồi gia chủ nghe người ta khuyên bắt lấy một con chuột to, khâu đít nó lại, rồi thả ra. Mới đầu chẳng có chuyện gì xảy ra nhưng chỉ vài ba hôm sau, con chuột bị khâu đít bắt đầu tấn công các con chuột khác, bởi vì nó đang khổ vì bón mà những con chuột khác cứ phây phây, chí chóe, thấy ghét. Từ đó không còn một con chuột nào dám lai vãng nhà ông ta nữa!

Câu chuyện vui là vậy, nhưng càng ngẫm càng thấy đúng.

Lev Tolstoy mở đầu Cuốn tiểu thuyết Anna Karenina: “Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau; mỗi gia đình bất hạnh thì khổ sở theo cách riêng của họ.”

Mượn lời đại văn hào, tôi mạn phép phát biểu: mọi người hạnh phúc đều giống nhau, mỗi người khổ theo cách riêng của họ.

Định nghĩa về hạnh phúc thì vô vàn, nhưng ở đây, tôi xin phép có 1 kết luận mà thoạt nghe có vẻ hơi buồn cười: hạnh phúc nằm ở ruột già! Ruột già mà điều hòa thì cả ngày cảm thấy vui vẻ, thoải mái, bằng không thì khó chịu vô cùng, đơn giản chỉ có vậy thôi!

Khi còn trẻ, nhu động ruột tốt, dù ăn uống linh tinh, không cân bằng, chẳng mấy khi chú ý đến chất xơ, đến vận động, thì việc tiêu hóa vẫn trơn tru. Đến khi có chút tuổi, công việc phải ngồi nhiều, việc lo lắng tăng dần, thì rất nhiều người bắt đầu mới thấu hiểu được tầm quan trọng của việc Đại Tiện đều mỗi ngày ý nghĩa thế nào.

Các cụ nhà ta dạy, ăn được ngủ được là tiên. Câu này không sai, nhưng chưa đủ. Vì chưa đủ, nên nhiều người hiểu thiếu, hiểu chưa đúng.

Cái hiểu chưa đủ đầu tiên là chỉ tập trung vào chữ “ăn”, mà không nhắc tới sự bài tiết của đại tràng. Hiểu nôm na, có vào phải có ra, muốn vào tốt thì ra phải đều đặn. Chứ nếu chỉ vào, mà đầu ra kém, thì ách tắc, không lưu thông, tồn dư độc tố. Cái này cũng như những người nhiều tiền mà keo kiệt vậy, càng về già, càng cô đơn lẻ bóng.

Phải ra rằng, để đại tiện dễ dàng, thì phân phải có ¾ là nước, chỉ ¼ là chất rắn thôi. Tức là đại tràng rất cần nước để giúp phân dễ dàng đẩy ra ngoài tự nhiên. Nếu cơ thể thiếu nước, nó sẽ tái hấp thu từ đại tràng. Chỗ này nghe có vẻ ghê, nhưng đúng là vậy. Nên càng uống ít nước, càng dễ táo.

Ngoài nước thì cần thêm chất xơ để làm 2 việc:

– Đóng vai trò như cái “chổi”, dọn sạch chất bẩn ở đại tràng. Chú ý, đại tràng có nhiều nếp gấp khúc, nếu không có những cái chổi thông minh là chất xơ, thì lâu ngày sẽ tích bẩn, thành nguồn độc tố gây viêm đại tràng.

– Thức ăn cho hệ vi sinh vật ở đại tràng. Đại tràng là cơ quan có nhiều vi sinh vật nhất trong cơ thể, nên mới được coi là 1 HỆ vi sinh vật. Ở đó tỷ lệ lợi khuẩn cần đạt khoảng 70-80% thì mới cân bằng, kiểm soát hại khuẩn.

Ở đây nhắc tới tầm quan trọng của Nước Tốt và Chất xơ, cần chú ý mỗi ngày. Chất xơ lại gồm loại không hòa tan có ở rau xanh, và loại hòa tan có trong củ quả chín. Nên phải bổ sung đa dạng cả rau xanh và củ quả chín theo mùa, chứ không cái nào thay thế hoàn toàn cái nào được.

Ngoài ra, nhân tiên xin nói tới việc thụt tháo đại tràng bằng café mà nhiều người nhắn hỏi. Tôi vẫn nói, nếu đang trong tình trạng táo dài ngày, cần đẩy cặn bẩn ra ngoài gấp thì có thể làm được. Nhưng không làm quá 1 lần mỗi tháng, vì càng làm nhiều thì đại tràng càng lười, càng phụ thuộc việc thụt tháo, rất hại.

Cần ưu tiên cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tối đa khả năng của nó, cũng chính là 1 cách cho chúng được rèn luyện và “tập thể dục” mỗi ngày.

Chúc sức khoẻ tới tất cả chúng ta.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

Tất cả cảm xúc:

68Bạn, Trần Hoa và 66 người khác

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây