1. Độc tố là gì và độc tố có từ đâu

Độc tố được coi là bất cứ thứ gì can thiệp vào quá trình sinh lý bình thường của con người và tác động tiêu cực đến chức năng của cơ thể. Có thể được phân thành các nhóm chính:

– Từ môi trường bên ngoài: ô nhiễm không khí, nước, hóa chất, rượu, khói thuốc lá, chất tẩy rửa, sóng điện từ, bức xạ điện từ…

– Từ bên trong cơ thể: được tạo nên chế độ ăn uống thiếu hoặc dư thừa dinh dưỡng mà cơ thể cần; do tiêu hóa kém; do quá trình hoạt động bình thường của cơ thể sản sinh ra nhưng không được đào thải tích cực; do vi khuẩn có hại và nấm candida trong cơ thể.

– Độc tố cảm xúc: phát sinh do các cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và nội tiết tố.

Cơ chế nhiễm độc

Độc tố xâm nhập vào cơ thể từ ăn uống nhưng chính là nhiễm độc qua da và hít thở. 60% những thứ chạm vào da đều ngấm vào người và chưa đầy 1 phút để hòa vào hệ tuần hoàn. Chất độc ngoại xâm và độc tố nội sinh (hormone dư thừa, gốc tự do, vi khuẩn) qua hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể tới tất cả tế bào, xâm nhập vào huyết tương và hệ bạch huyết.

2. Cơ chế tự thải độc của cơ thể

Cơ chế tự thải độc của cơ thể: qua 5 cơ quan chính: gan, ruột, thận, phổi và da. Trong đó gan, thận và ruột xử lý phần lớn độc tố thông qua hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết. Nếu một trong những cơ quan này trục trặc hoặc hoạt động yếu thì độc tố sẽ ứ đọng trong cơ thể và tích tụ lại, lâu dần sẽ sinh bệnh.

Có 2 dạng chất độc chính cơ thể phải đối phó là loại tan trong nước và loại tan trong chất béo.

– Loại tan trong nước được thải qua nước tiểu, mồ hôi, phân; nếu chúng ta bị tắc mồ hôi, bí tiểu, táo bón thì độc tố sẽ ngấm ngược vào máu.

– Loại tan trong chất béo (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chất ô nhiễm, hóa chất) cần phải được chuyển đổi thành chất tan trong nước để có thể thải được ra ngoài và gan thực hiện chức năng chuyển đổi này.

Khi chức năng gan yếu thì không loại hết được chất độc này và cơ thể “cất” vào tế bào mỡ để không bị nhiễm độc. Cơ chế bảo vệ này làm mỡ được tích dưới da, mỡ nội tạng, mạch máu, dây thần kinh, là nguyên nhân chính của bệnh béo phì, tiểu đường, gout, tim mạch, rối loạn chức năng trao đổi chất, đau đầu, mất ngủ, tê chân tay, hay cáu gắt, hoặc mỏi mệt kéo dài.

3. Dấu hiệu cơ thể dư thừa độc tố

– Tăng cân.

– Hay mệt mỏi.

– Mất ngủ.

– Suy nghĩ kém, nhức đầu vô cớ.

– Tâm trạng thất thường, giảm ham muốn tình dục.

– Mùi hôi cơ thể.

– Phản ứng về tiêu hóa: táo bón, đầy bụng, trào ngược dạ dày.

– Đau mỏi cơ bắp.

– Phản ứng của da: mụn, phát ban, chàm, viêm da, dị ứng.

Khi gặp những triệu chứng như đã kể trên, đừng coi đó là bệnh, đó chính là cơ thể đang phát tín hiệu cho chúng ta nhận biết là nó cần hỗ trợ.

4. Cách tự thải độc

Cơ thể chúng ta chính là bác sĩ, có cơ chế TỰ CHỮA LÀNH và việc của chúng ta là đánh thức, làm mạnh mẽ cơ chế đó. Chúng ta cần:

– Phòng tránh chất độc.

Loại bỏ hóa chất đến mức tối đa trong sinh hoạt hàng ngày, ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, các sản phẩm hữu cơ.

– Nuôi dưỡng cơ chế tự thải độc tốt.

Đó là nuôi dưỡng các cơ quan thải độc được khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, chọn chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

– Chủ động hỗ trợ cơ thể tự thải độc.

Có nhiều phương pháp thải độc với máy móc thiết bị, tương đương với đó là mức chi phí phù hợp. Việc chủ động thải độc mà mình đề cập là các phương pháp thải độc tại nhà, tự thực hiện với các dụng cụ, nguyên vật liệu thông thường. Mức chi phí tối thiểu nhưng hiệu quả thải độc tối đa.

Bệnh tật luôn tiềm ẩn trong cơ thể trước khi có biểu hiện ra bên ngoài. Thế nên cả khi bản thân chúng ta cảm thấy rất ổn cũng nên thải độc. Hoặc khi đã thải độc và cơ thể hoàn toàn mạnh khỏe thì vẫn phải duy trì thải độc vì khí thở, đồ ăn, thức uống, sinh hoạt hàng ngày đều khiến bản thân chúng ta nhiễm độc.

Độc tố ẩn trong cơ thể và chỉ chờ khi có cơ hội là phát tác, làm các bộ phận trong cơ thể suy yếu và sinh bệnh tật. Do vậy, hãy học cách hỗ trợ cơ thể ngay từ hôm nay.

Chia sẻ vì sức khoẻ của tất cả mọi người!

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây