Nhiều người đến Trung Quốc và thắc mắc, tại sao nhà vệ sinh công cộng ở nhiều địa danh nổi tiếng của họ vẫn là loại bệ xí ngồi xổm, chứ không phải loại ngồi bệt lên như ở phần lớn Thế Giới và Việt Nam.

Xin thưa, có căn cớ cả đó.

Đơn giản rằng, tư thế đại tiện tốt nhất chính là ngồi xổm. Còn ngồi xí bệt, chỉ khiến cơ thể cảm thấy thoải mái nhất thời, nhưng không tạo ra vị trí thuận lợi nhất cho đại tràng.

Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới dưỡng sinh. Và trong dưỡng sinh, họ lại đặc biệt quan tâm về vấn đề Tỳ vị. Ai quan tâm tới Đông Y, chắc hẳn đều biết cuốn “tỳ vị luận”, tức là bàn luận về tỳ vị của các Danh Y Trung Quốc đã có từ lâu.

Theo đó, mọi thứ sức khỏe bắt đầu từ tỳ vị. Điều này thật dễ hiểu, bởi thức ăn qua miệng, để đi vào cơ thể, phải qua sự chuyển hóa, hấp thu của dạ dày, ruột non, rồi đào thải ra ngoài qua đại tràng.

Hiện nay, Tây Y cũng ngày càng quan tâm và chuyển hướng nghiên cứu tới vai trò của đường ruột, đặc biệt là của hệ vi sinh vật trong đại tràng với sức khỏe.

Tỳ vị là cách gọi Đông Y, xét theo hệ quy chiếu Tây Y, có thể nói rộng ra lầ hệ thống đường ruột. Trong đó, cần đặc biệt chú tâm tới 2 vị trí: Dạ dày và Đại Tràng.

1. Dạ dày

Dạ dày là nơi bị xem nhẹ theo quan niệm trước đây. Tây Y chỉ coi nó là như 1 cái máy nhào trộn thức ăn, cùng với dịch tiêu hóa, để phân giải rồi hấp thu xuống ruột non.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Đông Y, Dạ dày là nơi chuyển hóa thực phẩm thành khí, được ví như cái lò luyện đan của Thái thượng lão quân. Lò luyện đan sẽ tạo ra các linh đan trường sinh. Nên dạ dày là nơi chuyển hóa khí từ thức ăn thành khí nuôi dưỡng cơ thể.

Dạ dày là nơi khắc nghiệt nhất trong cơ thể, nó chứa rất nhiều axit và dịch tiêu hóa, có pH chỉ cỡ 2-3. Bình thường, da thịt con người chỉ chịu được pH khoảng 5-6 thôi. Thành thử dạ dày là nơi rất dễ tổn thương. Đặc biệt là viêm và loét.

Nói đến viêm loét, giờ mọi người nhắc ngay tới con HP. Vâng, tìm ra HP là thành tựu của Tây Y, nhưng mọi người cũng nên nhớ, rằng con HP nó sống cộng sinh với dạ dày. Và theo tôi, con HP chỉ gây nên vấn đề khi Dạ dày thiếu nhiệt, tức là thiếu axit và dịch tiêu hóa mà thôi.

Tương tự như tình trạng trào ngược. Rất nhiều người tìm đến những thứ thuốc làm giảm dịch vị, trung hòa dịch vị. Tôi thì cho rằng tình trạng đó là do dạ dày bị thiếu dịch vị, thức ăn không tiêu hóa hết, sinh khí gas độc. Khí gas độc này sẽ bốc ngược lên, dẫn theo axit trong dạ dày trào lên đường thực quản gây nóng rất khó chịu.

2. Đại tràng

Không phải tự nhiên mà đại tràng trong cơ thể người trung bình dài tới 1,5m. Tức là dài gần bằng chiều cao của cơ thể. Chưa kể, trong đại tràng có còn rất nhiều gấp nếp, khiến cho diện tích bề mặt là rất rộng lớn.

Đại tràng là nơi sinh sống của cộng đồng vi sinh vật đa dạng nhất trong cơ thể. Trong cộng đồng đó có cả tốt và xấu xen lẫn với nhau. Nếu không có cộng đồng này làm việc, cơ thể không thể tổng hợp và hấp thu được nhiều loại vitamin và khoáng chất vô cùng quan trọng.

Với đại tràng, điều quan trọng là giúp cho nó được hoạt động thông suốt. Các chất thải phải được định kì 1-2 lần mỗi ngày phải được đưa ra ngoài. Các chất xơ, các loại thức ăn cho lợi khuẩn ở đại tràng cũng phải được đầy đủ đưa vào. Đặc biệt là phải đủ nước.

Đại tràng thì không dùng nước. Nhưng nếu cơ thể thiếu nước, đại tràng sẽ tái hấp thu trong phân để đưa vào cơ thể. Khi đó phân sẽ rất cứng, thậm chí cứng như đá. Gây tổn hại cho đại tràng.

Trong Đông y, tỳ vị là suối nguồn khí huyết, do đó, mọi sự chăm sóc cho sức khỏe, đầy tiên và trước hết, phải chăm sóc cho Tỳ Vị. Mà chăm sóc cho tỳ vị, cho đường ruột, thì đặc biệt chú ý tới Dạ dày và Đại tràng giúp tôi.

Tham khảo giúp tôi tỳ vị khang hoặc mộc thanh để dưỡng sinh tỳ vị.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây