Người có dạ dày yếu, chức năng tỳ vị suy giảm thường da mặt có nhiều nếp nhăn, nám xuất hiện sớm, khiến trông bề ngoài thường già hơn tuổi.

nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy yếu phổ biến của tỳ vị trong thời đại số.

Đầu tiên là giao thông phát triển: con người hiện đại ngày càng ít vận động, tì điều khiển cơ bắp, nếu cơ bắp không được vận động thì chức năng của tì và vị sẽ tự nhiên suy yếu.

Rồi đến quá nhiều ham muốn, áp lực thời đại khiến người ta phải suy nghĩ nhiều. Làm sao để giàu như nhà ông A, xinh như chị B, sao con ngoan con gỏi như nhà C…chưa biết làm như nào thì loạt những xu hướng mới tràn về khiến lòng bất an, lo lắng, mà vậy sẽ khiến TÌ tổn thương.

Chưa kể tới thực phẩm vào cơ thể mỗi ngày. Đa phần lười ăn rau xanh, thích đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ đạm nhiều, chất bảo quản, độc tố nhiều khiến tì vị phải làm việc quá tải. Nước thì uống không đủ khiến ách tắc, táo bón không đẩy độc tố ra ngoài sinh dạ dày suy kiệt. Một lô xích xông những nguyên nhân khiến căn bệnh thời đại : BỆNH DẠ DÀY.

Tiếp đến là nhiều quan niệm sai lầm được “truyền tai” khi đường ruột yếu như:

1. Ăn cháo thay cơm:

Cháo dễ tiêu, vì đã được ninh nhừ,m sẽ giảm áp lực cho dạ dày, đường ruột khi tiêu hóa, nhưng nếu ăn liên tục trong thời gian dài lại gây tác dụng ngược.

Bởi cháo đã ninh nhừ, nên ăn là nuốt chửng, không hề nhai, không tiết ra nước bọt. Mà nước bọt là “ngọc dịch dưỡng sinh”, là chất dịch không chỉ giúp tiêu hóa mà còn nuôi dưỡng tỳ vị, cụ thể là hệ vi sinh đường ruột. Nên nếu ăn cháo trong thời gian dài, sẽ khiến cho tỳ vị càng yếu hơn.

2. Ăn vặt

Người tỳ vị yếu thường được khuyên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Điều này đúng , nhưng lại dễ bị hiểu nhầm thành ăn vặt. Cụ thể, chia nhỏ bữa ăn từ 3 bữa chính, thành tối đa 6 bữa mà thôi. Riêng tôi thường khuyên chỉ nên là 5 bữa: 3 bữa sáng, trưa tối, kết hợp thêm ăn nhẹ vào giữa sáng và giữa chiều.

Chia nhỏ, tức là mỗi bữa không ăn no, chỉ dừng ở mức 50% khả năng dạ dày. Còn lại 2 bữa ăn phụ sẽ ăn các loại hoa trái, nước ép. Tránh ăn kết hợp hoa quả ngay sau bữa ăn chính. Vì với người tỳ vị yếu, việc ăn tráng miệng bằng hoa quả lại chính làm cản trở việc tiêu hóa.

Nhiều người hiểu nhầm sang thành ăn vặt, tức là cứ ăn liên tục, không vào bữa, mỗi lúc lại ăn 1 ít 1 ít, Khi thì củ khoai, khi lại miếng bánh,… làm như vậy khiến dạ dày liên tục phải co bóp, phải tiết dịch vị, nên tỳ vị đã yếu, lại càng thêm yếu hơn.

3. Ăn gừng

Rất nhiều người rỉ tai nhau rằng ăn gừng tốt lắm, tốt dạ dày, tốt tiêu hóa,… nếu đọc các bài viết trên mạng, thì cũng rất dễ bị hiểu sai như vậy. Tôi đã có hẳn 1 bài viết dài về việc dùng gừng sao cho đúng, mọi người tìm đọc lại.

Ở đây, tôi tóm tắt, rằng cần phân biết giữa gừng tươi mà gừng khô. Gừng tươi kích thích dịch vị, tăng cường tiêu hóa nhưng làm thoát nhiệt của cơ thể, dùng lâu dài khiến cơ thể bị lạnh. Gừng khô thì giúp ấm thận, ấm đường ruột, nhưng lại không kích thích tiêu hóa bằng gừng tươi. Dùng lâu dài thì gừng khô tốt cho việc làm ấm cơ thể, còn trong ngắn hạn thì gừng tươi giúp kích thích tiêu hóa .

Cuối cùng, 1 nguyên nhân mà hẳn ai cũng rõ, và tôi đã có riêng 1 bài viết: HP dạ dày. HP là 1 loài vi khuẩn đặc biệt, mới được phát hiện, và người ta vô cùng kinh ngạc trước khả năng sống sót của nó trong dạ dày. Theo các nghiên cứu, vì nó đã sống cộng sinh cùng con người hàng trăm ngàn năm nay rồi.

Ai quan tâm về HP dạ dày, đọc lại bài tôi đã chia sẻ.

Bài đã dài, để hỗ trợ dạ dày khỏe, tham khảo Tỳ Vị Khang, là phiên bản nâng cấp của bài thuốc dân gian Mật Ong Nghệ từ lâu đời tôi đã giới thiệu và nhiều người dùng hiệu quả.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây