Trong các nguyên nhân dẫn tới tái biến, bất thình lình, ở cả nam và nữ, là do các cục huyết ứ, máu đông tụ trong mạch huyết. Cái đáng lo ngại là hiện nay, tỷ lệ người trẻ (dưới 50) gặp tai biến không phải là ít.

Khí huyết ứ, sự lưu thông khí huyết trong cơ thể gặp trở ngại, trong thời gian đầu, sẽ có những dấu hiện sớm như sau:

1. Chân tay lạnh, tê bì, hay mỏi: Chủ yếu ở Nữ

Bàn chân và bàn tay là những nơi xa tim nhất, nên cũng là nơi cảm nhận được sự thiếu hụt khí huyết đầu tiên. Nói để tê bì, nhiều người nghĩ do chèn ép dây thần kinh. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Bởi sự chèn ép dây thần kinh ở mức độ nhẹ, đa phần là do sự tắc nghẽn của dòng huyết khí gây ra. Trong 1 số trường hợp, cũng do vận động sai mà khiến dây thần kinh bị chèn ở đốt sống cổ. Nhưng tỷ lệ này ít hơn.

2. Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung: Chủ yếu ở Nam

Não cần rất nhiều năng lượng để làm việc, và cả để ngủ. Vì khi ngủ, không hoàn toàn là nghỉ ngơi, theo nghĩa không làm gì. Mà khi ngủ, não cần năng lượng để tái tạo và thải độc.

“Thức ăn” chính của não là huyết, và não cũng cần huyết để truyền tải các thông tin. Do đó, khi huyết kém lưu thông, não sẽ là 1 trong những nơi đầu tiên cảm nhận được, thông qua việc ngủ.

3. Tóc bạc, rụng nhiều: ở cả 2 giới

Tóc là phần dư của huyết, khi huyết ứ thì tóc sẽ không nhận đủ dinh dưỡng để nuôi nang tóc, mọc tóc mới và giữ tóc chắc khỏe.

Về lâu dài, khi huyết ứ tích tụ lâu, sẽ dẫn tới tình trạng huyết áp cao, thấp thất thường. Huyết áp cao thì dễ hiểu rồi, còn tại sao huyết ứ lại cũng sinh ra huyết áp thấp?

Vì cục huyết ứ chặn dòng huyết lưu thông, nên ở phía sau cục huyết, tức phía xa tim, thì huyết không đến kịp, phía trước thì lại ứ chặt.

Hãy tưởng tượng như dòng xe cộ lưu thông trên trường, mà 1 chiếc xe bị hỏng, gây tắc cả đoạn đường phía sau. Còn phía trước, khi chiếc xe ấy thoát ra được chỗ tắc, thì lại rộng thênh thang. Chính ở chỗ đó, huyết ít, nên áp lực nên thành mạch yếu, là thành ra huyết áp thấp.

Về lý thuyết, nếu biết ở đâu đang nghẽn, đang có cục huyết tụ, thì chỉ cần thông mà xong. Ví dụ thường thấy là các cục máu đông ở gần tim, thì sẽ được đặt stent để lưu thông.

Tuy nhiên, trên thực tế, không hề đơn giản để xác định được vị trí huyết ứ ở đâu cả. Bởi mạng lưới mạch huyết trong cơ thể con người rất phức tạp. Xét riêng về chiều dài, nếu chập lại, thì nó dài gần 100.000 km, tức là gần 3 lần chu vi Trái Đất. Chưa kể ở các mạch máu não, nơi có hệ thần kinh phức tạp, thì dù có biết chỗ tắc, cũng chẳng dễ gì xử lý.

Do vậy, khi có các biểu hiện huyết ứ ở giai đoạn sớm, cách tốt nhất là:

KHAI THÔNG KHÍ HUYẾT

Khí huyết ở đây là dòng chảy. Dòng chảy khai thông sẽ cuốn đi các cục huyết ứ, máu tụ, từ nhỏ tới to, 1 cách từ từ và rất an toàn.

Tôi có mấy lời khuyên khai thông khí huyết như sau:

1. Khai thông tỳ vị

Tỳ vị hay đường ruột, là nơi đầu tiên cần quan tâm. Ai viêm đau thì phải “vá” lại ngay. Ai không viêm đau thì chú ý làm sạch theo 2 cách, hoặc nước muối loãng, hoặc nước chanh đậu bắp tôi đã hướng dẫn.

Nhớ giúp tôi, tỳ vị là SUỐI NGUỒN khí huyết, nên là nơi đầu tiên cần khai thông.

2. Ấm Thận

Thận sinh khí, là căn nguyên của khí trong cơ thể. Thận có 2 quả, tượng trưng cho âm và dương. Trong đó, người huyết kém thường do Thận bị lạnh, bởi lối sống ít vận động, ngồi nhiều, uống nhiều bia lạnh.

Để ấm thận, ngoài việc tăng cường các thảo dược tính ấm: tỏi, gừng, quế,… thì chú ý thêm việc vận động vùng thân dưới. Đồng thời chú ý loại bỏ các thực phẩm làm lạnh thận, nhất là bia lạnh.

3. Mát Gan

Gan tàng huyết, nên để huyết tốt, cần nhất thiết phải chú tâm dưỡng Gan. Để dưỡng Gan, nhớ giúp tôi 3 điều: Nhất Nước, Nhì Phân và Tam Cần.

Tham khảo giúp tôi bộ 3 phá tan huyết ứ gồm: bổ huyết, ích khí khang và trà mát gan plus.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây