Tôi vẫn thường khuyên anh chị học cách lắng nghe cơ thể để có sự điều chỉnh đúng cho sức khỏe. Nhiều người nói với tôi, là nghe thế nào, vì các cơ quan có biết nói đâu mà mình nghe được.

Có chứ, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều biết nói cả đó anh chị ạ. Có điều chúng nói theo ngôn ngữ riêng của chúng, chứ không phải ngôn ngữ mà anh chị vẫn nghe hàng ngày. Thế nên, học cách nghe cơ thể chính học “ngôn ngữ” của mỗi bộ phận. Bắt đầu từ GAN.

Gan hành Mộc, tượng trưng cho sự sống, sự sinh sôi và phát triển. Nói đến Gan, hãy tưởng tượng đến 1 cánh rừng nguyên sinh, nơi không chỉ xử lý các chất bẩn đưa đến, mà còn là nơi tạo ra sự sống cho muôn loài.

Tôi từng ví, Gan là 1 người giám đốc quyền lực, nhưng trầm tính, ít nói và đặc biệt chăm chỉ. Người việc thực hiện công việc chính của mình là thanh lọc thải độc và dưỡng huyết, thì Gan còn điều phối hoạt động của cơ thể, thông qua dòng chảy của huyết. Lưu ý, huyết ở đây gồm cả các loại nội tiết tố và bạch huyết.

Cũng chính vì Gan khá “kiệm lời”, nên chỉ những khi thực sự quá tải và mỏi mệt, Gan mới lên tiếng. Mà tiếng nói của Gan cũng rất nhỏ, bởi Gan sẽ ưu tiên để các cơ quan khác lên tiếng trước. Do đó, nếu Gan mệt, cơ thể sẽ có những biểu hiện sau:

1. Tiêu hóa kém

Đầu tiên là tiêu hóa gặp vấn đề. Vì Gan sẽ ưu tiên việc thanh lọc và dưỡng huyết lên hàng đầu. Do đó, Gan mệt, nó sẽ giảm tải công việc tạo các men tiêu hóa để tiêu hóa đạm và chất béo.

2. Mề đay, mẩn ngứa

Gan và Da là 2 chị em, Da là cơ quan hỗ trợ Gan trong việc thanh lọc độc tố. Khi Gan mệt, nó sẽ đẩy độc tố thành dạng mụn ngứa phát ra ngoài ở Da. Nhiều nhất sẽ là ở lưng, rồi mới tới mặt.

Vấn đề nổi mẩn ngứa ở da cũng xuất hiện trong trường hợp gan đang trải việc phục hồi và thải độc. Cái này 1 số anh chị dùng trà mát gan của tôi mấy ngày đầu có hiện tượng này, sau đó giảm dần sau 2 tuần.

3. Ngủ kém, hay mơ, tỉnh dậy mệt mỏi

Gan yếu, dẫn tới huyết kém. Nhất là vào ban đêm, khi huyết trong cơ thể dồn về Gan để thanh lọc, thì não lại càng thiếu huyết. Não thiếu huyết, các hoạt động thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn tới giấc ngủ kém, không sâu, và nhất là mệt mỏi sau khi thức dậy, cả ngày chỉ muốn nằm.

4. Da kém, có các vết bầm tím, nám

Như đã nói ở trên, Da là “em” của Gan. Khi Gan mệt, Da sẽ khô, sạm, đồng thời xuất hiện nhiều vết nám, đồi mồi trên mặt, hoặc các vết thâm tím không đau. Đó chính là sự tổn thường của hệ thống mao mạch huyết ở bề mặt da.

5. Mắt kém

Gan khai khiếu ra mắt, tức là biểu thị sức khỏe ra mắt. Để đến khi mắt vàng, thì gan lúc đó đã quá yếu rồi. Trước đó, nếu mắt có các biểu hiện như: khô, nhiều gỉ, hay chảy nước mắt, đau mắt, thì tức là cần chú tâm thêm tới gan.

6. Cơ khớp đau mỏi

Trong Đông Y, Gan chủ Cân. Cân là khớp, gân, cơ, các bộ phận có thành phần chính là Collagen. Mà chất này được Gan tổng hợp và phân phối theo huyết. Khi gan mệt, sự tổng hợp collagen, khiến các khớp thiếu chất nhờn, gây khô, đau nhức.

7. Móng tay móng chân có sọc

Gan vinh nhuận ra móng tay móng chân. Khi các lớp móng xuất hiện sọc, hoặc các nốt trắng bất thường, đó chính là tiếng nói của Gan.

Khi Gan mệt, đầu tiên cần loại bỏ các chất hại đối với Gan. Sau đó Dưỡng Gan, Bổ Huyết 3-6 tháng là Gan sẽ phục hồi.

Bởi ngoài là 1 vị Giám đốc quyền lực, Gan còn có khả năng tái tạo rất diệu kỳ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây