Đầu tiên, cách gọi tên là “trào ngược” khiến người ta liên tưởng đến cái gì thừa nhiều quá, nên bị trào ra ngoài. Cụ thể ở đây là các dịch tiêu hóa, axit từ dạ dày.

Tôi phản đối cách gọi tên này. Bởi theo tôi, việc trào ngược dạ dày có căn nguyên bởi sự thiếu hụt dịch tiêu hóa, chứ không phải là thừa. Nhưng thôi, vì thói quen gọi tên, tôi sẽ vẫn dùng và đi vào phân tích nguyên nhân để có hướng xử lý.

Theo Đông Y, dạ dày là nơi khí hóa thực phẩm, chuyển hóa thực phẩm từ dạng vật chất thành dạng khí, đưa xuống thận, hợp với khí tiên thiên ở thận, thành nguyên khí cho cơ thể.

Theo Tây Y thì dạ dày chỉ là nơi tiêu hóa thức ăn qua việc nhào bóp cơ học và kết hợp với các dịch vị tiêu hóa, axit, 1 cách hóa học, chuyển thực phẩm thành dạng các chất dinh dưỡng dễ hấp thu ở ruột non.

Nhìn theo cách của Tây Y, dạ dày chỉ đơn giản là 1 cái nồi hầm thực phẩm. Còn theo Đông Y, nó không chỉ là cái nồi tầm thường, mà như cái nồi luyện đan của thái thượng lão quân vậy. Do đó, Đông Y rất coi trọng sự hoạt động của Dạ dày. Đặc biệt là người Trung Quốc, họ có hẳn 1 thuyết là tỳ vị luận để nghiên cứu các phép dưỡng sinh tỳ vị, dạ dày, đường ruột, đại tràng.

Quay trở lại, tôi nhắc lại, axit ở dạ dày là 1 thứ đặc biệt, nó dạng lỏng nhưng lại là tính hỏa, là “tam muội chân hỏa” của dạ dày. Chính về thế, cơ thể sản xuất ra loại dịch tiêu hóa này không hề đơn giản, phải tốn rất nhiều công sức, ấy thế mà nhiều người cứ tưởng là nó thừa nên mới trào ra ngoài, thành ra toàn sử dụng các loại thuốc để trung hòa nó đi.

Về nguyên nhân, tôi cho rằng hiện tượng trào ngược là do thiếu dịch vị tiêu hóa. Cụ thể là, thức ăn vào dạ dày, không đủ dịch vị tiêu hóa, dẫn tới ứ đọng, lên men, sinh khí gas. Loại khí gas đó có lực rất mạnh, hoặc là nó thoát xuống dưới đại trạng ở dạng rắm. Hoặc nó thoát ngược lên qua việc ợ.

Thực tế là, cuộc sống hiện đại, ngồi nhiều, vận động ít, thành ra việc “đánh rắm” là 1 thứ rất thường tình nhưng hay phải “nhịn” vì ngại. Rồi thói quen uống ít nước khiến thực phẩm ở đại tràng ứ đọng, khiến cho khí gas bị bịt đường thoát, thành ra phải bốc ngược lên trên.

Chỗ thực quản và dạ dày có 1 cái van 1 chiều, khiến cho thực phẩm đi xuống được mà không đi lên được. Tuy nhiên, theo thời gian, cái van này bị kém đi, thì việc khí bốc ngược lên càng dễ. Chưa kể thói quen ăn nhanh, khiến miếng thực phẩm còn to, làm cho cái van đó bị hư hại.

Để xử lý trào ngược dạ dày, tôi có mấy lời khuyên sau:

1. Quan trọng nhất là phải dừng ngay các loại thuốc trung hòa dịch vị. Nếu trào ngược khó chịu, cách tốt nhất là uống ngay 1 cốc nước ấm pha với mộc thanh để làm dịu thực quản và đè ngược dịch vị xuống dạ dày.

2. Thay đổi thói quen ăn: ăn chậm, nhai kĩ.

3. Thay đổi cách phối hợp thức ăn: ăn đồ dễ tiêu trước, khó tiêu sau. Ví dụ hoa quả ăn trước, xong đến cơm thịt. Cơm thì chọn loại xát dối, gạo lứt để sự tiêu hóa không bị quá tải.

4. Giảm lượng thức ăn mỗi bữa, chỉ ăn nó 70%. Phải có ít nhất 12 tiếng trống không ăn gì để dạ dày tự làm sạch.

5. Định kì thanh lọc đường ruột. Tối thiểu 1 tháng 1 lần.

6. Loại trừ căng thẳng, vì căng thẳng ở não khiến dạ dày cũng bị căng thẳng theo.

7. Dùng mộc thanh sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu dạ dày bị viêm loét thì tham khảo mật ong lên men nghệ riềng tỏi.

Trào ngược dạ dày là trào ngược khí gas kéo theo dịch vị dạ dày, gây nóng rát thực quản, rất khó chịu. Chứ không phải thừa axit dạ dày mà cứ chăm chăm đi uống mấy thức ức chế axit. Vấn đề này không phải là bệnh, hoàn toàn có thể xử lý tận gốc, nhưng nếu để kéo dài, nó sẽ phá hủy dạ dày, thực quản, từ đó khiến thận thiếu khí, rồi cơ thể thiếu huyết, sinh ra hàng loạt vấn đề sức khỏe khác.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây