Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, để hệ thống máu lưu thông tốt trong cơ thể, không những tim cần khoẻ, mà thận cũng phải tốt, dương khí phải dồi dào. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu dương khí, thì lưu thông máu sẽ kém, khí huyết yếu, hàn khí nhiều. Đông Y gọi đó là người thể hàn.

Gặp lạnh, vạn vật để có xu hướng co lại, bất động để bảo toàn, lưu giữ năng lượng. Nếu nhiệt độ thấp trong thời gian dài, thì các hoạt động sống sẽ đều bị ngừng lại. Không có bất cứ cây xanh nào có thể mọc lên trên nền đất lạnh cả. Cũng tương tự vậy, với người thế Hàn, sự lưu thông khí huyết kém, nếu để trong 1 thời gian dài, chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề mãn tính.

12 biểu hiện của người thể hàn

1. Huyết áp thấp

2. Huyết kém và thiếu.

3. Sợ chân, chân tay thường lạnh và tê bì.

4. Hay gặp các vấn đề về hô hấp: viêm mũi, viêm xoang.

5. Môi tái, nhợt nhạt.

6. Mắt thâm quầng

7. Lạnh bụng, ăn uống khó tiêu

8. Thường đại tiện phân có hình thái nát, lỏng

9. Nhanh mắc tiểu (người cân bằng thường 2 giờ đi tiểu 1 lần)

10. Tiểu đêm trên 2 lần mỗi đêm.

11. Thường lo âu quá mức

12. Ngủ không ngon giấc

Để xử lý, tôi có mấy lời khuyên sau:

1. Tập luyện và hít thở bụng

Vận động là phương pháp đơn giản nhất để giúp cơ thể tự sản sinh dương khí. Đồng thời, tăng cường đào thải, đẩy hàn khí ra ngoài.

Các bài tập hiệu quả là

– Nằm ngừa đạp xe : 300 cái

– Vẩy tay dịch cân kinh: 3000 cái

Khi tập, cần chú ý nhịp thở, thở sâu bằng bụng như tôi đã hướng dẫn.

2. Tắm nắng

Nắng là nguồn năng lượng dương dồi dào, thuần khiết nhất trong tự nhiên, trời đất.

Nên tắm năng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần 20-30 phút. Tắm sớm lúc 7h sáng là tốt nhất.

3. Định kỳ trục hàn

Áp dụng các bài thảo dược trục hàn từ ngải cứu, cúc tần,… mà tôi đã hướng dẫn. Tối thiểu mỗi lần 1 tuần, và sau khi đã hết các biểu hiện trên thì nên định kỳ 1-2 tháng trục hàn 1 lần.

4. Thực phẩm: giảm hàn lạnh, tăng ấm nóng.

• Những thực phẩm mang tính mát – lạnh thường có những đặc điểm nhận diện như sau:

– Màu xanh: bạc hà, cải kale, cải bó xôi, cải bẹ xanh, rau má, diếp cá, rau muống, mồng tơi, rau dền, rau nhút, rau sam, lá mơ, dưa chuột, nha đam, mướp, bầu, bí,…

– Vị đắng và chua: bồ công anh, cam, bưởi, chanh, trái mơ, khổ qua, rau đắng…

– Sinh trưởng trong bóng râm hoặc dưới nước: các loại nấm, ngó sen, rong biển…

• Những thực phẩm mang tính nóng – ấm có những đặc điểm sau đây:

– Màu đỏ: ớt, lựu, gấc…

– Vị ngọt và cay: lêkima, vải, nhãn, sầu riêng, mít chín, vú sữa, ổi, chôm chôm…

– Riêng trái bơ, cacao giàu chất béo nên cũng được xếp vào tính nóng.

5. Tích cực bổ sung đạm tốt, chất béo tốt vào chiều tối

Thiếu chất đạm tốt và chất béo tốt có thể là một trong những nguyên nhân làm thân nhiệt bị hạ thấp, gây ra hàn lạnh cho cơ thể.

Chất béo tốt ngoài cung cấp năng lượng thì còn giữ cho da, tóc khoẻ mạnh, giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt, chất béo tót là nguồn dẫn chất đốt tạo ra nhiệt năng duy trì nhiệt độ, sức nóng của cơ thể.

Nên bổ vào vào bữa tối vì với người thể hàn, đêm là lúc cơ thể bị mất nhiệt nhiều nhất.

Các loại đạm và chất béo tốt tới từ các loại hạt có chứa dầu: hạt mè, đậu phộng, đậu nành. Ngoài ra chất béo đến từ quả bơ là rất tốt.

Lưu ý, bữa tối ăn 70% no, ăn chậm nhai kĩ.

6. Cuồi cùng, quan trọng nhất, dưỡng tỳ vị, ích khí và bổ huyết.

Tỳ vị là suối nguồn khí huyết, nên để cơ thể dưỡng khí, bổ huyết, đầu tiền cần chăm sóc đường ruột. Nhất là các vấn đề về viêm loét, HP, cần xử lý sớm.

Sau đó dưỡng ấm thận, và bồi bổ huyết giúp tôi với bộ đôi Ích Khí Khang và Viên bổ huyết plus.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

Có thể là hình ảnh về thuốc và văn bản cho biết 'Bác Hùng Sống Lành ออี Hành Sống Khỏe 083.683.0305 082.299.1055 1055 12 biểu hiện của người thể hàn & 6 lời khuyên khắc phục. KHC ΚHί KHANG ICH BÓHUYẾTPLUS ORYENSAU HUYẾT PLUS หยาัก ផ + 120ah1 Bộ đôi Ích Khí Bổ Huyết'

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây