Theo nhà triết học Heri Bergson “ Nụ cười” có trước “Ngôn ngữ”, nó là một kiểu tiền ngôn ngữ, một loại giao tiếp căn bản thiện lành của con người. Chúng ta vẫn thường giao tiếp bằng nụ cười và nó đem lại hiệu quả gấp nhiều lần ngôn ngữ nói. Nhưng có lẽ do cuộc sống bộn bề, người ta ngày càng ít cười.

Các quý anh thân mến, nhớ lại hồi tán gái: Nếu cô ấy cười nghiêng ngả, cười đắm đuối, hay cười bẽn lẽn, thẹn thùng… khi đối diện với anh, thì tin tôi đi, cái gật đầu đồng ý cũng không còn xa đâu!

Cười không chỉ để pha trò mà còn tạo lập quan hệ, cười không chỉ ha ha sảng khoái mà còn “ hệ hệ…, hơn thế nữa, cười còn là cách giao tiếp, truyền tải thái độ kiểu như cười mỉa, cười nhạt, cười gằn,…

Ngoài sự tinh tế, mơ hồ ẩn chứa trong tiếng cười, chúng ta đều thừa nhận nó còn giúp giảm căng thẳng và đem lại lợi ích cho sức khỏe. Và đó chính là kết luận câu nói dân gian ta: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Có thiền sư phương đông dạy đại khái rằng, tu tập không có nghĩa mặt mũi lúc nào cũng nghiêm trọng, ngồi khiết già, nhắm mắt như ngủ gật, mà phải mỉm cười, mỉm cười từ trong tim và tu là sửa, là để học cười.

Biết cười nhạo bản thân tức là ta đã bỏ cái tôi của mình xuống. Ở mức độ cao hơn, tiếng cười còn là âm thanh xóa tan bản ngã. Nó vừa là một phương thức cho đi và nhận lại, vừa là sự vượt lên trên bản thân và đời sống phàm tục để đạt ngưỡng trường sinh bất tử.

Có thể nói, tiếng cười mở cho ta một tầm nhìn mới.

Đọc đến đây thì anh chị hãy tự thưởng cho mình thang thuốc bổ, cười cái nào!

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây