Nói về độc tố trong cuộc sống, có 1 câu nói rất hay, đại ý thế này: mọi thứ đều là độc tố, vấn đề là liệu lượng.

Nói điều này có nghĩa là, kể cả với thức ăn bình thường và “lành” nhất, như cơm, thì ăn quá nhiều cũng không tốt cho cơ thể.

Do đó, trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi việc tiếp xúc các độc tố: từ thực phẩm, đồ ăn, uống, cho tới không khí hít thở. Đó là chưa kể các loại độc tố ở dạng cảm xúc: áp lực từ sếp, sự ganh ghét đố kị từ đồng nghiệp hay căng thẳng trong gia đình,…

Ngày xưa, nói đến dưỡng sinh, sẽ tập trung vào việc cân bằng âm dương, từ âm dương trong thực phẩm cho tới âm dương trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng hiện nay, nói đến dưỡng sinh thì tôi cho rằng, đầu tiên phải nói về các cách hỗ trợ cơ thể thanh lọc độc tố.

Tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi về cách thải độc cơ thể, cụ thể là thải độc gan, đại tràng, thận, phổi,… rất nhiều. Nếu để trả lời hết thì sẽ rất dài, do đó, ở đây, tôi chỉ tập trung vào 1 việc chung nhất cho tất cả các phương pháp thải độc, và tôi cho là quan trọng nhất, đó là:

NGỪNG ĐƯA CHẤT ĐỘC VÀO CƠ THỂ.

Câu này có vẻ đơn giản, với các loại chất độc dễ thấy, dễ biết như: bia, rượu, thuốc lá, chất gây nghiện,… thì hầu như ai cũng biết rồi. Cái khó hơn là những chất mà đa số chúng ta đều phải dùng hàng ngày, nhưng lai không biết là chất độc: CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM.

Như câu tôi nói ở đầu bài viết, quan trọng là liệu lượng. Các chất bảo quản và chất điều vị dùng trong thực phẩm, thường được giữ ở mức độ không gây hại. Tất nhiên rồi, nếu hại, ăn vào mà bị làm sao thì đã chẳng ai dám dùng.

Tuy nhiên, nếu dùng hàng ngày thì nó sẽ tích tụ tích tụ lại, chẳng khác gì rượu, thuốc lá gây lại cho gan, cho phổi cả.

Với các loại thực phẩm hàng ngày như: mì tôm, tương ớt, gia vị, xúc xích, thịt nguội,… thì đều ghi ở bao bì cả, và chắc nhiều người cũng hiểu rằng không nên dùng nhiều. Tuy nhiên, hiện nay tôi để ý thấy, có nhiều loại thực phẩm chức năng dùng cả chất bảo quản nữa.

Ví dụ như trong hình ảnh bên dưới, 1 loại thực phẩm chức năng có chứa chất Natri benzoate, là 1 loại hợp chất bảo quản của muối Natri, dùng để ngăn chặn sự lên men của sản phẩm. Về tác dụng phụ, thì anh chị tìm trên mạng 1 lát là ra ngay.

Tới đây, tôi cũng xin giải thích về việc 1 số anh chị thấy sản phẩm của tôi thỉnh thoảng có chút thay đổi về hương vị là vì tôi hoàn toàn dùng các loại thảo dược tự nhiên. Mà anh chị cũng biết rồi đó, kể cả là cùng trên 1 cái cây thì có thể quả này ngọt hơn quả kia là chuyện bình thường, huống chi các công thức tôi dùng rất nhiều thảo dược khác nhau.

Có 1 điều chắc chắn, rằng tôi KHÔNG BAO GIỜ DÙNG CHẤT BẢO QUẢN hoặc các chất điều vị, chất ổn định, chất cấm có hại cho sức khỏe. Tôi có cam kết là sẽ đền 100 triệu cho ai tìm ra những chất này trong các sản phẩm của tôi, được ghi rõ trong tờ cam kết.

Cuối cùng, ngoài Natri benzoate, có đó rất nhiều các loại chất bảo quản khác như: Acid sorbic; Natri sorbat Kali sorbat; Calci sorbat; Kali benzoate; Calci benzoat; Kali nitrit; Natri nitrit… cần hạn chế đưa vào mỗi ngày. Khi dùng thực phẩm, kể cả thực phẩm chức năng, anh chị lưu ý nhìn vào thành phần của nó.

Chúc sức khỏe tới tất cả chúng ta.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây