Phong là gió, thấp là ẩm ướt, phong thấp là tên 1 loại bệnh về xương khớp của các cụ ta thời xưa. Cụ thể là khi trời trở gió lạnh, thay đổi thời tiết từ nắng nóng sang mưa nhiều, thì người bệnh sẽ bị đau sưng các khớp xương, nhất là ở bàn tay, bàn chân và cổ chân. Ngày nay, bệnh này được gọi với tên: viêm khớp dạng thấp, hoặc thấp khớp.

Thấp khớp thường gặp ở phụ nữ khi vào tuổi trung niên, biểu hiện là:

– Đau khớp khi ngồi lâu 1 tư thế

– Sáng ngủ dậy đau mỏi bàn tay

– Trời mưa nhiều, chuyển lạnh là đau khớp

– Khớp sưng đỏ nhẹ, xoa bóp 1 hồi thì đỡ.

Bệnh thấp khớp chia làm 4 giai đoạn từ nhẹ tới nặng. Trong đó, giai đoạn 1 có các biểu hiện như tôi vừa kể ra. Nếu chủ quan không xử lý, các khớp sẽ ngày càng viêm đau và bị bào mòn, cho tới khi mất hẳn chức năng thì sẽ rất đau.

Về nguyên nhân, theo Đông Y, như tên gọi của nó, viêm khớp dạng thấp do cơ thể bị nhiễm khí lạnh, khí ẩm thấp mà ra. Các loại hàn khí, tà khí này khi nhiễm vào cơ thể sẽ khu trú ở các vùng khớp, gây sưng đau. Nếu xoa bóp, làm nóng, thì nó tạm thời tan đi, giúp giảm đau là vậy.

Theo Tây Y thì thấp khớp là 1 dạng bệnh tự miễn, tức là hệ miễn dịch của cơ thể làm việc sai, thay vì nó xử lý các tác nhân vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài thì lại tấn công làm tổn thương chính các bộ phận của cơ thể. Cụ thể ở đây chính là phần khớp xương bị bào mòn, gây viêm đau sưng tấy.

Thoạt qua thì tưởng rằng 2 bên Đông – Tây khác nhau, nhưng thực chất lại hoàn toàn phù hợp. Bởi ai đã đọc các kiến thức tôi chia sẻ, thì bản chất của bệnh tự miễn chính là hệ miễn dịch làm việc sai. Mà hệ miễn dịch chính là lớp bảo vệ cơ thể, Đông Y gọi là Vệ Khí. Vệ khí là lớp khiên chắn bảo vệ cơ thể, có liên quan tới khí từ 3 nguồn: tỳ vị (thức ăn), thận (bẩm sinh) và phổi (hít thở). Xem lại kĩ bài về các loại khí trong cơ thể giúp tôi.

Khi vệ khí yếu thì chính là hệ miễn dịch suy giảm, là điều kiện cho các loại hàn khí, tà khí bên ngoài xâm nhập vào, khu trú ở các vùng khớp gây đau. Thường đau nhất ở bàn tay, bàn chân, vì đây là các cơ quan xa nhất trên cơ thể, lượng khí huyết đưa về là chậm nhất và ít nhất, nên cũng dễ bị viêm đau nhất.

Để xử lý bệnh này, cần kiên trì trong thời gian dài, tôi có mấy lời khuyên sau

1. Chăm sóc tỳ vị

Tỳ vị là suối nguồn khí huyết, đầu tiên phải chăm sóc tỳ vị trước khi nghĩ tới việc bổ sung bất cứ chất gì vào người.

2. Dưỡng thận, giúp thận ấm: tăng dương khí trong thận.

3. Làm sạch phổi, hít thở sâu bằng bụng: tăng khí ấm ở phổi.

4. Tăng cường lưu thông khí huyết: mang khí huyết nuôi dưỡng toàn cơ thể.

5. Bổ sung canxi và vitamin D.

Tăng cường thực phẩm giầu canxi hữu cơ mà tắm nắng giúp tôi. Nhiều bác sĩ tây y cũng nói điều này. Tôi chỉ xin lưu ý các chị là phải chăm sóc tỳ vị đầu tiên cái đã.

Tham khảo bộ 3: Ích Khí Khang và viên canxi hữu cơ (Có bổ sung vitamin D) và trà tiêu u viêm của tôi. Ai viêm đau dạ dày thì dùng Tỳ Vị Khang trước đã.

Hoặc nhắn trực tiếp tôi hỗ trợ.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Mời bạn để lại bình luận
Nhập tên của bạn vào đây